- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện thêm hai sách dành cho trẻ vẽ cờ Trung Quốc
Sau "sự cố" sách cho trẻ mầm non có in hình lá cờ Trung Quốc, PV phát hiện thêm hai ấn phẩm mắc lỗi tương tự. Đó là tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" (NXB Sư Phạm).
Sau "sự cố" sách cho trẻ mầm non có in hình lá cờ Trung Quốc, PV
phát hiện thêm hai ấn phẩm mắc lỗi tương tự. Đó là tập 2 bộ sách “10
phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với
chữ cái" (NXB Sư Phạm).
Cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn
bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, nhà xuất bản (NXB) Đại
Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1/2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in
những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của… Trung
Quốc.
Ở bài 14 của cuốn "Bé làm quen với chữ cái" có in hình cờ Trung Quốc.
Các chuyên gia giáo dục đánh giá, mặc dù không có quy
định nào về việc phải in cờ Việt Nam hay cờ Trung Quốc khi học đến chữ
cái “C” nhưng xét ở một góc độ nào đó nó sẽ có ảnh hưởng đến mặt tư duy
của trẻ. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng của đất nước nên cần để
cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác
cho những đứa trẻ bắt đầu tiếp cận với tiếng Việt. Đáng nói hơn đây là
cuốn sách do chính tác giả người Việt biên soạn.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo
- Giám đốc NXB ĐH Sư Phạm cho hay, hiện tại NXB đang khẩn trương làm
việc với tác giả cũng như với đơn vị liên kết phát hành sách để xem sai
sót bắt nguồn từ đâu. Ngay sau khi có kết quả sẽ thông tin công khai để
xã hội được biết”.
Trước thông tin này, TS Đinh Văn Vang - Tổng biên tập
của NXB ĐH Sư Phạm giải thích với một số báo là bản sách của đơn vị này
phát hành đã in cờ Việt Nam. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ
Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB ĐH Sư Phạm, Giám đốc
NXB ĐH Sư Phạm nhấn mạnh: “Đó chỉ là quan điểm cá nhân chứ không phải là
của NXB ĐH Sư Phạm”.
PV phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc.
Đối với cuốn Bồi dưỡng tình cảm nằm trong tập 2 bộ
sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” dành cho đối tượng trẻ từ 2 - 4
tuổi (do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ
Văn hóa Đinh Tị phát hành, được nộp lưu chiểu năm 2012) thì lỗi sai sót
lại tiếp tục xuất phát từ khâu biên tập trong việc dịch và chỉnh sửa từ
bản gốc tiếng Trung Quốc ra. Tại trang 8 với bài học dành cho trẻ mang
tựa đề “Yêu Tổ quốc” có nội dung: “Tổ quốc của chúng ta là Việt Nam.
Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàng. Bé hãy tô màu đúng cho
lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta nhé”. Ở phía dưới là hình lá cờ Tổ quốc
Việt Nam chưa tô màu, trong khi đó, hình bên cạnh về phía tay phải là
hình ảnh một em nhỏ đang cầm... lá cờ Trung Quốc.
Hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn Bồi dưỡng tình cảm thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ”.
Trong cuộc trò chuyện cùng PV chiều nay 7/3, bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc NXB Mỹ Thuật chia sẻ: “Bài học này trong cuốn "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ" là giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, mặc dù có lỗi nhưng không quá nặng”.
Cũng theo bà Ngân thì NXB Mỹ Thuật cũng đã có yêu cầu
phía đơn vị liên kết thu hồi sách này để khắc phục cho khớp hơn, mặc dù
sách này là để bố mẹ đọc cho trẻ, không phải là trẻ đọc. Còn nếu bố mẹ
nào mà không hiểu cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc thì điều đó là đáng chê
trách.
Thừa nhận sai sót, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị khẳng định: “”Đây là
tai nạn nghề nghiệp hết sức đáng tiếc mà chúng tôi mắc phải, tuy nhiên
chúng tôi đã kịp thời khắc phục sự cố khi sách chưa được tiêu thụ rộng
rãi trên thị trường theo đúng nguyên tắc xuất bản, cũng như tuân thủ
nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi thu
hồi, chúng tôi đã cho huỷ toàn bộ loạt sách sai sót trên và không có kế
hoạch sửa chữa để xuất bản lại cuốn sách này. Chúng tôi hiểu đây là một
vấn đề hết sức nhạy cảm mà những người làm công tác xuất bản như chúng
tôi phải vô cùng tỉnh táo để không mắc phải".
Ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng xem
đây là một bài học lớn trong quá trình làm nghề và đã nghiêm khắc kiểm
điểm lại toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nói chung và ê kíp thực
hiện cuốn sách nói riêng khi để xảy ra sai sót trên. Trong sự việc này,
chúng tôi hy vọng nhận được cái nhìn thông cảm và khách quan từ phía
các cơ quan truyền thông báo chí cũng như độc giả để chúng tôi có cơ hội
hoàn thiện những sản phẩm tiếp theo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho
cộng đồng và cho đất nước".
Ông Tuấn còn cho biết, số lượng bản in đối với tập 2
là 2.000 cuốn, tuy nhiên số lượng phát hành cũng mới chỉ rà khoảng 1.000
cuốn và đã thu hồi thêm 500 cuốn. Do lượng phát hành ra không nhiều nên
việc khắc phục cũng bớt khó khăn hơn.
Sau những sự việc vừa qua cho thấy, việc xuất bản hiện
nay có rất nhiều điều bất cập từ khâu quản lý đến việc thẩm định nội
dung. Theo Luật Xuất bản thì trước khi phát hành ít nhất 10 ngày thì đơn
vị xuất bản phải nộp 3 bản lưu chiểu Bộ Thông tin - Truyền thông;
trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản. Trong trường
hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Thông
tin - Truyền thông có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức
được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp
xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước việc một số sách dành cho trẻ em biên dịch từ nước ngoài mắc những sai sót, nhiều độc giả báo đặt
ra câu hỏi: tại sao các nhà xuất bản lại quá lạm dụng việc "nhập
khẩu"/mua bản quyền sách tham khảo từ nước ngoài để biên dịch đưa vào sử
dụng trong khi ở trong nước có nhiều nhà sư phạm có thể biên soạn được
sách dành cho các lứa tuổi?
Theo Dan tri
-
Giáo dục6 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục11 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục14 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.