- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rơi nước mắt với tình cảm người dân dành tặng thí sinh và phụ huynh
Nhường phòng ở, nấu cơm miễn phí mang tận tay đưa cho sĩ tử, thậm chí "đội nắng" đưa đón thí sinh đến điểm thi...
Ghi nhận vào chiều ngày 1/7 tại điểm thi ĐH Bạc Liêu cơ sở 2 (TP Bạc Liêu), sau khi hết giờ môn thi Tiếng Anh, có một nhóm người dân đã trực sẵn ngay trước cổng điểm thi để chờ phát cơm miễn phí cho thí sinh.
Để phát cơm đến tận tay thí sinh, họ còn dùng loa rao lên về việc phát cơm miễn phí cho thí sinh được biết. Hơn 200 suất cơm, kèm theo trái cây tráng miệng được người dân mang đến tận cổng điểm thi và phát trực tiếp đến từng thí sinh. Không chỉ phát cơm miễn phí, người dân còn chúc các thí sinh may mắn, đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi này.
Được biết, các suất cơm này của một nhóm tiểu thương đang buôn bán ở chợ Trần Huỳnh (ngay trước cổng điểm thi ĐH Bạc Liêu cơ sở 2). Theo một tiểu thương chia sẻ, sau khi nắm được có nhiều thí sinh ở xa có hoàn cảnh khó khăn, các tiểu thương cùng bàn nhau góp tiền nấu những suất cơm (cơm sườn, cơm gà…) để hỗ trợ cho các thí sinh có được một bữa ăn dinh dưỡng, giúp các thí sinh có thêm sức khỏe, an tâm dự thi.
PV ghi nhận, nhiều phụ huynh và thí sinh nhận suất cơm từ người dân TP Bạc Liêu đã không khỏi xúc động trước tấm lòng sẻ chia mà người dân TP Bạc Liêu dành cho họ trong ngày thi.
“Vì khách sạn nằm ở gần nhiều điểm thi trên địa bàn thành phố, thấy phụ huynh vất vả tìm chỗ ở gần trường thi cho con em, nên Ban Quản lý khách sạn quyết định dành toàn bộ 14 phòng của khách sạn để hỗ trợ thí sinh khó khăn có nhu cầu ở miễn phí. Thí sinh và phụ huynh được phục chu đáo như khi chúng tôi đón du khách đến Đà Nẵng ở lại khách sạn, cũng như sử dụng các tiện nghi tại khách sạn miễn phí” - anh Đặng Văn Song, đại diện quản lý khách sạn chia sẻ với PV tại quầy lễ tân.
Hiện có 10 thí sinh đang ở miễn phí tại khách sạn này. Thí sinh Trương Phi Đức, quê ở Quảng Nam ra Đà Nẵng thi đang ở tại đây chia sẻ: “Em không ngờ khách sạn to vậy mà cho ở miễn phí. Mọi sinh hoạt của em đều được các anh chị ở khách sạn giúp đỡ. Lo lắng về chi phí ăn ở trong những ngày thi của gia đình em đã bớt đi rất nhiều”
Theo các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi ở Đà Nẵng cho biết, một số nhà dân ở xung quanh các điểm trường thi tự nguyện đến các điểm tiếp sức mùa thi đăng ký cho thí sinh ở miễn phí trong những ngày thi ở Đà Nẵng.
Tại các điểm phát cơm miễn phí ở trước trường Đại học Vinh có nhiều đội sinh viên tình nguyện, tình nguyện viên chia thành từng tốp nhỏ mang cơm ra ngay tại cổng trường, điểm thi để gửi tới các thí sinh và người nhà trong kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, những suất cơm được chuẩn bị rất kỹ lưỡng có đầy đủ thịt, cá, rau, canh có thể đáp ứng đầy đủ “năng lượng” cho thí sinh sau khi đã “vắt kiệt” sức để làm bài thi. Những phần cơm được người nhà và các thí sinh đánh giá là ngon và hợp khẩu vị.
Chị Hoàng Thị Tám một phụ huynh chia sẻ: “Đưa con đi thi tôi lo lắng nhất là việc ăn uống của hai mẹ con, phần vì sợ khi ăn cơm bên ngoài thì không đạt chất lượng con ăn sẽ ảnh hưởng đến khỏe, phần vì sợ bị “chặt chém” nên khi được các bạn tình nguyện viên phát cho suất cơm rất ngon mẹ con tôi rất an tâm. Hoàn cảnh của gia đình cũng vô cùng khó khó khăn nên khi được hỗ trợ như thế thì mẹ con tôi tiết kiệm được phần nào chi phí”.
Dưới cái nắng nóng 40 độ C hàng trăm bạn tình nguyện viên vẫn không quản khó khăn, phơi mình phát cơm đến các sĩ tử. Những phần cơm mang nặng nghĩa tình như tiếp thêm động lực, chia sẻ phần nào khó khăn, vất vả với các sĩ tử trong kỳ thi cam go này.
Những tấm áo xanh tình nguyện ướt đẫm mồ hôi, tận tình chu đáo chuẩn bị cơm dưới cái nắng như thiêu đốt khiến cho nhiều người vô cùng cảm động. Nghĩa cử, hình ảnh đẹp ấy sẽ còn ghi dấu trong nhiều tâm trí hàng ngàn sĩ tử.
Một số hình ảnh bữa cơm miễn phí cho thí sinh và người nhà tại cụm thi Vinh được ghi lại vào trưa 1/7:ngay trước cổng trường ĐH Vinh.
Đội nữ xe ôm miễn phí
Những ngày này, Tp Vinh (Nghệ An) được đánh dấu trên bản tin thời tiết bằng màu đỏ quạch, dự báo những ngày nắng nóng có thể lên tới đỉnh điểm. Nhiệt độ thời tiết tại Tp Vinh được dự báo duy trì từ 37-39 độ C, trời nắng nóng. Hàng nghìn thí sinh các huyện trong tỉnh và một số huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh cùng người nhà đổ về Tp Vinh để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến không khí càng trở nên nóng nực hơn.
Để “tiếp lửa” cho các thí sinh, các đội tình nguyện tiếp sức mùa thi được bố trí ở những địa điểm quan trọng của thành phố. Việc di chuyển, đi lại của thí sinh và người nhà thí sinh cũng được quan tâm hàng đầu. “Nhiều thí sinh lần đầu tiên đến thành phố nên rất bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhiệm vụ của chúng em là đưa đón thí sinh và người nhà thí sinh có nhu cầu đến địa điểm thi, tìm nhà trọ hợp lý, thuận tiện cho thí sinh trong suốt những ngày thi”, Mai Đình Lực - đội trưởng đội xe ôm tình nguyện Trường ĐH Vinh chia sẻ.
Đội xe ôm tình nguyện Trường ĐH Vinh có 36 người/50 chiếc xe, gần một nửa “tài xế” là nữ, tất cả đều là sinh viên của Khoa CNTT. Giống như các bạn nam, đội “nữ tài xế” cũng hàng ngày giang nắng để chở thí sinh. Dưới cái nắng bỏng rát, các cô gái xinh xắn “nói không với dụng cụ chống nắng” vẫn cần mẫn với những “cuốc” xe.
“Mang khẩu trang có cảm giác thiếu thân thiện với các em thí sinh và các bác phụ huynh. Nắng quá thì đội mũ tình nguyện ở trong, chụp mũ bảo hiểm bên ngoài. Năm nay thì đen đều rồi, năm ngoái em mang kính râm cho đỡ chói, hết mùa thi thì mặt như hề vì vùng mắt thì trắng mà phần còn lại thì bắt nắng, đen thui luôn”, Trần Thị Thúy – đội xe ôm tình nguyện ĐH Vinh hài hước.
Nguyễn Thị Huyền lần đầu tiên tham gia đội xe ôm tình nguyện. Dáng người nhỏ thó nhưng khuôn mặt luôn ẩn chứa sự cứng cỏi, Huyền bảo, em quê Nam Đàn xuống Tp Vinh trọ học. Tiếng là đã ở thành phố hơn 1 năm nhưng Huyền không thông thuộc đường đi lối lại lắm nên “khách” của Huyền là những bạn thí sinh thi ở những điểm thi gần khu vực ĐH Vinh.
“Em thi học phần buổi chiều nên chỉ tham gia vào buổi sáng được. Ngày này 2 năm trước từ quê xuống thành phố đi thi, bỡ ngỡ nhiều lắm, em được các anh chị tình nguyện viên giúp đỡ tận tình. Giờ đã là sinh viên rồi, quay lại giúp các em thí sinh như một cách cảm ơn những anh chị tình nguyện đi trước. Từ sáng đến giờ em chở được 4 “cuốc” rồi đấy nhé. Thí sinh đến đâu, “xe ôm” chúng em đến đó”, Huyền vui vẻ khoe.
Đội xe ôm tình nguyện nhận đưa đón thí sinh trong bán kính 7km nội thành nhưng có những khi vẫn nhận chở những thí sinh và người nhà của họ lên các địa điểm thi thuộc huyện Hưng Nguyên hay Nghi Lộc. Toàn bộ chi phí xăng xe các bạn đều bỏ tiền túi ra. Vừa chở, các bạn còn “kiêm nhiệm” luôn việc tìm chỗ trọ thuận tiện nhất cho thí sinh. Quãng đường như rút ngắn lại khi hai chị em vui vẻ tâm sự, chia sẻ với nhau về cuộc sống sinh viên mà các “nữ xe ôm” đang trải qua để các em thêm động lực, quyết tâm cho những ngày thi tiếp theo.
Những ngày trước và trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, đội xe ôm tình nguyện “trực chiến” cả ngày, bất kể trưa nắng nóng bởi “bất kỳ lúc nào thí sinh cần, chúng em có mặt”. “Phơi nắng cả ngày không sợ đen da à?”, tôi hỏi. Những cô gái trong màu áo xanh tình nguyện gần như đồng thanh “Đã tình nguyện thì sợ gì đen da ạ! Mà có đen thì cũng vài ngày là nó lại bình thường thôi”.
Chị Nguyễn Thị Minh từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) cùng con gái đi xe bus vào Tp Vinh đi thi. Địa điểm thi của con gái chị Minh là Trường THPT Lê Viết Thuật. Chị dè dặt vào hỏi các bạn tình nguyện giá cả xe ôm từ khu vực Trường ĐH Vinh đến Trường THPT Lê Viết Thuật. Khi biết được chở miễn phí cả thí sinh lẫn phụ huynh, còn được tư vấn địa điểm phòng trọ giá rẻ ở gần khu vực điểm thi, khuôn mặt chị như giãn ra. Khi được chị Minh biếu chùm vải "của nhà trồng được" các "xe ôm" nhất quyết từ chối và nhanh chóng chất hành lý, gạo của hai mẹ con lên xe để "còn kịp cho em nghỉ ngơi".
Những khuôn mặt đã bắt đầu đen sạm do nắng nóng, bụi bặm và gió Lào vẫn luôn nở nụ cười thật tươi. Những lưng áo xanh ướt đẫm mồ hôi khi bặm miệng để dắt chiếc xe máy từ vỉa hè xuống lòng đường. Ống tay áo xắn đến khuỷu tay, làn da trắng trẻo đã được thay bằng màu nâu rám nắng khỏe mạnh, đội nữ “xe ôm” thành Vinh vẫn miệt mài tiếp sức cho sỹ tử bằng cách riêng của mình.
Theo Dân Trí
-
Giáo dục15 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục20 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục22 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.