"Chém gió" trà chanh: Thấy phát hoảng

Đi qua các khu trà chanh ở Hà Nội những buổi tối mùa Hè, thật ngạc nhiên vì số lượng đông đảo, thấy sốc vì những câu chuyện "chém gió" và thấy phát hoảng vì quá nhiều người đang lãng phí thời gian tuổi trẻ của mình.

Đi qua các khu trà chanh ở Hà Nội những buổi tối mùa Hè, thậtngạc nhiên vì số lượng đông đảo, thấy sốc vì những câu chuyện "chém gió" vàthấy phát hoảng vì quá nhiều người đang lãng phí thời gian tuổi trẻ củamình.
 

Một "rừng" người dưới chân cầu vượt

 

Thanh niênHà Nội điển hình bây giờ là chiều chiều nhắn tin chíu chít rủ bạn bè ra ngồi tràchanh. Rõ ràng đó là một câu bông đùa nhưng không phải không có lý. Mà không chỉlà chiều và tối, thời điểm nào trà chanh quán cũng đắt khách.

 

Buổi tối,nếu đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở, chỉ cần trải mắt xuống phía dưới, bạn sẽ bắt gặpmột rừng người. Họ ngồi đấy để ngắm cảnh đẹp và hóng gió ư? Chắc là chuyện đókhông xảy ra giữa một ngã tư bụi bặm và ồn ào. Họ ngồi đó để uống trà chanh và"chém gió". Ghế xếp sát nhau, người ngồi vây kín. Riêng khu vực ngã tư cũng cóđến cả chục quán trà chanh.

 

Nếu khảosát thêm các tụ điểm trà chanh ở khu vực trà chanh sinh viên trường ĐH Sân khấuĐiện ảnh, trường ĐH Thương mại, khu vực phố Nguyễn Phong Sắc, bạn sẽ không khỏingỡ ngàng khi có đông đảo đến thế những người rảnh rỗi ngồi uống trà.

 

Tràchanh ở phố Cát Linh cũng không kém cạnh về số lượng đông đảo. Với nhữngkhu vực được xem là "quê hương" của món trà pha chanh thêm đường này nhưkhu vực Nhà Thờ Lớn thì việc tìm được một chiếc ghế con con để tham gia"đạitiệc trà chanh" trong những giờ cao điểm  là việc khó khăn lắm.

"Chém gió" trà chanh: Thấy phát hoảng

Những quán trà chanh san sát bên cạnh Nhà thờ Lớn (Hà Nội).

 

Những buổi tối mùa Hè, bắt đầu từ khoảng 20h, người ta đã thấy nam thanhnữ tú ngồi vây kín khu vực vỉa hè sát trường Tiểu học Trần Nhật Duật.Rồi đến lượt phố Hàng Dầu, phố Lương Văn Can, ngay cả đường Lý Thái Tổ,đường Ngô Quyền, giờ cũng là địa bàn của những người mộ trà chanh. Có vẻnhư ở ngõ ngách phố phường nào của Hà Nội người ta cũng rất dễ gặp tràchanh.

 

Lẽnào trà chanh hấp dẫn đến mức thu hút được hàng nghìn người mỗi tốixuống đường sao? Phần lớn những người trả lời cho câu hỏi này đều nóirằng: Trà chanh rẻ, góp phần giải nhiệt trong mùa Hè oi bức, nhưng đókhông phải là lý do để tạo thành "cơn lốc" trà chanh. Người ta đến tràchanh không chỉ để uống mà để buôn chuyện, để gặp gỡ, để tiêu xài thờigian rảnh rỗi của mình.

 

Mua một không gian "sành điệu"

 

Chúng tôi dành một tuần liên tục để khảo sát các khu trà chanh tập trungđông người ở Hà Nội và dành nhiều thời gian cho khu vực Nhà Thờ Lớn. Côgái đầu tiên mà người viết bài nói chuyện sinh năm 1992.

 

Nhàcô ở cách khu vực phố Nhà Thờ chừng 16 km. Nhưng cô không quản ngại vượtqua rất nhiều ngã tư tắc đường và phố phường đông đúc để đến đây uốngcốc trà chanh 10.000 đồng cùng bạn bè.

 

Vàcô bảo, tối nào cô cũng đi như thế, trừ những tối có việc đặc biệt nhưsinh nhật một ai đó thì chương trình sẽ thay từ trà chanh "chém gió"chuyển sang ăn lẩu vỉa hè và hát karaoke.

 

"Mình bị nghiện trà chanh. Nói thế không phải vì mìnhthích nước uống này. Đôi khi, mình đến quán trà chanh và gọi nước me haysinh tố. Chính xác hơn là mình đang đổi thời gian và công sức để mua lấykhông gian này.

 

Để rồi mình ngồi đây với bạn bè, nói huyên thuyên đủ chuyện trên trờidưới bể. Chuyện có thể kéo dài cả ngày, thậm chí là xuyên sang đêm. Khinào có nguy cơ hết chuyện thì quay sang ngắm phố, ngắm người".

 
Thương hiệu của "hợp tác xã" trà chanh phố NhàThờ không chỉ nổi tiếng ở Hà thành. Ngay cả chàng trai Vũng Tàungồi ở bàn kế bên cô gái sinh năm 1992 này cũng bị tò mò. Bạn ấychỉ dừng chân ở Hà Nội một ngày nhưng việc bạn ấy cho rằng quantrọng nhất phải làm là ra trà chanh phố Nhà Thờ.

 

Một anh chàng khác từ Sài Gòn cũng đến ngồi trà chanhtrong buổi sáng nhiều lá rụng. Anh ấy thấy gì ở góc phố này: À,những cô nàng váy ngắn ngồi đong đưa, một chiếc Audi mới coóng lượnmột vòng rồi đỗ xịch, xòe tiền ra mua 2 cốc trà chanh, một hội độxe, khoe xe phân khối lớn thỉnh thoảng có anh lại rú ga, nhả khói đểtìm kiếm những ánh nhìn… Cơ bản là họ không quan tâm nhiều lắm đếnviệc uống gì ở những phố trà chanh "cao cấp" này.

 

Vỉa hè của khu vực này đương nhiên là vô cùng có giá.Để có một mét vỉa hè bán trà chanh buổi tối trong những khu đẹp vàsang chảnh như thế này không phải chuyện đơn giản. Ở trước cổngtrường Hoàn Kiếm, sát cổng vào Nhà Thờ Lớn có hai gốc cây.

 

Mỗi gốc cây chỉ ngồi được chừng 7, 8 người, nhưng 2gốc cây là 2 "chiến tuyến" kinh doanh, 2 quán trà chanh khác chủ.Chủ nhân gốc cây này kèn cựa với chủ nhân gốc cây kia từng centimet.Và người đến uống trà cũng chen vai thích cánh.

 

Nếu bạn đi trà chanh thường xuyên bạn sẽ thấy có mộthội chứng rất lạ: Hội chứng cắn hạt hướng dương. Nam thanh nữ tú đềutí tách. Họ cắn hạt như bị thôi miên, như một thói quen không dừngđược. Miệng nói chuyện và răng vẫn tí tách. Hướng dương như một thứmồi để uống nước trà thêm ngon và giống như “chém gió” là gia vị củatất cả các cuộc trà.

 

Phi “chém gió” bất thành trà chanh

 

Ngay cả các ông chủ cũng đặt tên cho quán của mìnhbằng một cụm từ cửa miệng của giới trẻ "trà chanh chém gió". Trênphố Cát Linh còn có quán trà với biển hiệu giản tiện hơn với chỉ haitừ "Chém gió". Dường như người ta mặc định sẵn một điều: Phi "chémgió" bất thành trà chanh.

 

Trên các diễn đàn người ta bắt đầu thấy cơn sốt tràchanh "chém gió" lan ra các tỉnh thành khác. Họ lập các hội tràchanh chém gió ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng… Họ dựngtrên Face các "hội phát cuồng vì trà chanh chém gió". Thay vì mộtthời người ta nói "café đi" để rủ rê bạn đi chơi, giờ thì người tanói "trà chanh chém gió đi".

 

Họ ngồi bên cốc trà với khoảng thời gian liên miên.Hạt hướng dương trắng rồi đến hạt hướng dương đen liên tục đượcchuyển đến. Gốc cây bên phải của trường Hoàn Kiếm dường như tối nàocũng là điểm tụ hội của một diễn đàn toàn các nàng tomboy.

 

Những người "yếu bóng vía" ban đầu sẽ tưởng mình đangngồi cạnh một nhóm các bạn trai. Cậu nào cũng tóc cắt cao, áo phông,giầy vải, quần có túi dọc ngang, thuốc lá hút phì phèo. Những khuônngực phẳng tuyệt đối. Họ gọi nhau là anh nọ, anh kia. Và khi chấtgiọng cất lên, bạn mới giật mình nhận ra rằng mình đang ngồi sátcạnh các cô gái.

 

Ở gốc cây bên trái của trường Hoàn Kiếm có hai anhchàng ngồi ưu tư từ cuối giờ chiều đến hơn 10h đêm vẫn chưa hếtchuyện. Họ nên hạnh phúc vì giàu có thời gian hay nên đau buồn vìlãng phí quãng thời gian tuổi trẻ của mình?

 

Họ không "chémgió như thể lên đồng", giống các nhóm sát cạnh. Họ chừng 18 tuổi.Câu chuyện của họ nhỏ nhẹ và lặng lẽ. Đề tài có vẻ đã chuyển từ xecộ, sang iPhone rồi lại sang vấn đề thuộc lĩnh vực "kế hoạch hóa giađình" hoặc "tình dục an toàn": "Emcủa tao dính bầu rồi". "Thì phá đi, mất triệu mấy cho đỡ đau". "Toquá rồi". "Bọn mày ếch thế, em tao hay dùng miếng dán". "Chứ khôngphải uống thuốc à". "Toàn thuốc lởm, vẫn dính như thường". "Miếngdán thế nào". "Xời, hai xịch ba miếng, dán vào chỗ nào cũng được,nẫu thế…".

 

Nếu bạn thử ngồi giữa quán trà chanh và nhắm mắtlại, lắng nghe, bạn sẽ thấy không còn là "chém gió" thôngthường. Có cả một cơn bão của âm thanh, của từ ngữ vỉa hè đổ sầmsập vào tai.
 

Theo Sinh Viên Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.