- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những người không sợ mất việc, không coi công ty là gia đình
Gen Z, thế hệ chiếm 25% dân số thế giới, đang làm thay đổi mọi khía cạnh từ công việc, lối sống đến cách chi tiêu.
Gen Z là thế hệ đa dạng nhất trong lịch sử nước Mỹ cả về chủng tộc, sắc tộc và xu hướng tính dục. Thế hệ này nói lên thứ họ thích, không thích, ước mơ, cảm xúc và lý tưởng.
Họ đại diện cho khoảng 25% dân số thế giới và có sức tiêu dùng trị giá khoảng 7.000 tỷ USD, chiếm tới 27% lực lượng lao động vào năm 2025, theo một báo cáo được công bố vào ngày 7/2 bởi công ty tư vấn Oliver Wyman, Mỹ.
Những điều đó cho thấy Gen Z có thể còn rất trẻ, nhưng họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Dưới đây là những cách người trẻ đang làm thay đổi môi trường làm việc, lối sống và cách chi tiêu.
Thay đổi phong cách quản lý
Lần đầu tiên trong lịch sử, nơi làm việc hội tụ đủ nhân sự thuộc cả 5 thế hệ: Silent Generation (sinh trong khoảng năm 1925-1945), Baby Boomers (những người sinh năm 1946-1964), Gen X (sinh năm 1965-1980), Millennials (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (sinh năm 1997-2012).
Gen Z đã làm thay đổi phong cách quản lý và làm việc. Ảnh: canva_studio/Pexels.
Đối với khá nhiều người trong chúng ta, công việc đầu tiên - và cả ông chủ đầu tiên - đã dạy nhiều điều về nơi làm việc. Chúng ta học tập hành vi từ đồng nghiệp và khách hàng của mình.
Gen Z, với những người lớn nhất đã 27 tuổi, tham gia vào thị trường lao động trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết văn phòng phải đóng cửa và buộc nhân viên làm việc từ xa.
Đó là lý do các nhà quản lý, đặc biệt nhóm quản lý thuộc thế hệ Millennial, có thể cảm thấy khó hiểu với phong cách làm việc của Gen Z. Xét cho cùng, đây là thế hệ luôn đặt câu hỏi về các chuẩn mực, thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống, đồng thời tìm cách làm việc thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn.
Gen Z cũng lên tiếng về cách họ muốn được quản lý.
Tác giả Reena Koh của Insider, một Gen Z mới tham gia lực lượng lao động, gần đây đã viết rằng cô không theo đuổi văn hóa hối hả. Cô cũng không muốn làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi đối mặt với tiền lương trì trệ, chi phí sinh hoạt tăng cao và nhà ở đắt đỏ.
Gen Z thay đổi ngôn ngữ nơi làm việc
Không chỉ phong cách quản lý, thuật ngữ nơi làm việc cũng đang thay đổi dưới sức ảnh hưởng của Gen Z. Điều đó có nghĩa bạn sẽ thấy ít email sử dụng thuật ngữ lỗi thời, phức tạp và không cần thiết.
Loại bỏ các "biệt ngữ" không có nghĩa có nghĩa chúng ta sẽ thu hẹp vốn từ dùng ở chốn văn phòng, thay vào đó mọi người được làm quen với các từ lóng mới mẻ hơn.
Thế hệ kiệt sức nhanh hơn
Mức độ căng thẳng của nhân viên đang gia tăng, những người lao động trẻ tuổi như Gen Z đang gặp khó khăn hơn, theo cuộc khảo sát hàng năm về phúc lợi của gã khổng lồ bảo hiểm Cigna được công bố vào tháng 11/2022.
Những người trẻ đang đánh giá lại ưu tiên của mình về công việc và cuộc sống. Ảnh: polina_tankalvitch/Pexels.
Cigna đã thực hiện khảo sát với 11.922 người trong độ tuổi 18-65 ở 15 quốc gia bao gồm Australia, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Mỹ. Trong đó, 84% số người được hỏi cho biết họ bị căng thẳng, tỷ lệ tăng lên khoảng 91% đối với Gen Z và khoảng 87% đối với thế hệ Millennials.
Bên cạnh đó, 23% người được hỏi trong độ tuổi 18-24 cho biết họ cảm thấy căng thẳng không thể kiểm soát được. Gần như toàn bộ, khoảng 98%, cho biết đang trải qua các triệu chứng kiệt sức trong công việc.
Một nghiên cứu khác của Gallup vào tháng 11/2022 cho thấy khoảng 68% người trả lời cuộc thăm dò ý kiến là Gen Z và Millennial cảm thấy căng thẳng.
Nhóm người trẻ này cũng đang tách mình khỏi công việc: 54% số người trẻ tuổi được hỏi trong khảo sát của Gallup cảm thấy mơ hồ về công việc của mình.
Cigna lưu ý trong báo cáo rằng trong các chu kỳ kinh tế khó khăn, nhân viên có xu hướng tăng thời gian làm việc. Nhưng điều này dường như đã thay đổi khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Khoảng 2/3, tương đương 65%, trong số nhân viên được thăm dò ý kiến cho biết đang đánh giá lại các ưu tiên trong cuộc sống so với thời kỳ trước đại dịch.
Sự thay đổi quan điểm này phổ biến hơn ở Gen Z và Millennial, khi lần lượt 71% và 73% trong số họ muốn đánh giá lại các ưu tiên.
Không coi công ty là gia đình
Một số lượng kỷ lục người Mỹ, hơn 47 triệu người, tự nguyện nghỉ việc vào năm 2021. Con số tăng vọt lên khoảng 50 triệu người vào năm 2022, theo Cục thống kê lao động Mỹ.
Những người lao động trẻ tuổi đang dẫn đầu cuộc "chạy trốn": Họ thúc đẩy làn sóng "đại từ chức" và được gọi là "thế hệ bỏ cuộc".
Họ cũng định hình lại cách công việc phù hợp với cuộc sống, thay vì ngược lại, và coi cuộc sống cá nhân mới là "công việc toàn thời gian", còn nghề nghiệp chỉ như một "hợp đồng biểu diễn".
Một cuộc khảo sát của Oliver Wyman với 10.000 người trong độ tuổi 18-25 ở Mỹ cho thấy Gen Z ít có khả năng "kỳ thị nhảy việc", không lo lắng về chuyện bỏ việc mà không có kế hoạch dự phòng.
Sống bám vào cha mẹ
Dữ liệu gần đây của Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy gần một nửa thanh niên nước này trong độ tuổi từ 18 đến 29 đang sống cùng cha mẹ.
Đó là mức cao lịch sử kể từ thời kỳ Đại suy thoái, các nhà phân tích của Morgan Stanley đã viết trong một báo cáo vào tháng 12/2022.
Đây là tin tuyệt vời cho các nhà bán lẻ xa xỉ, bởi tất cả số tiền tiết kiệm đáng ra dùng để thuê nhà được người trẻ "giải phóng" vào chi tiêu tùy thích.
Sống cùng bố mẹ, những người trẻ thoải mái chi tiền cho mua sắm hàng xa xỉ hơn các thế hệ trước. Ảnh: alexandra_maria/Pexels.
Cơ sở người tiêu dùng của thị trường xa xỉ được dự đoán sẽ đạt 500 triệu vào năm 2030, theo Bain & Company. 80% giao dịch mua hàng xa xỉ toàn cầu sẽ được thực hiện bởi Gen Y, Gen Z và thế hệ Alpha (nhóm nhân khẩu học sau Gen Z).
Sức hút của Gen Z lớn đến mức một số doanh nghiệp, như gã khổng lồ về thời trang thể thao Adidas, đã tung ra một bộ sưu tập nhắm mục tiêu cụ thể đến khách hàng trẻ tuổi.
Trong cuộc phỏng vấn sâu với 4 người trẻ Gen Z, Insider nhận thấy trong khi đầu tư và tiết kiệm số tiền lớn, họ cũng vung tay mua túi xách hàng hiệu, ăn uống tại các nhà hàng sang trọng, uống rượu ở hộp đêm và chi tiền cho các chuyến du lịch đến châu Âu.
Tập trung vào tiết kiệm và nghỉ hưu sớm hơn
Leo Aquino, một nhà giáo dục được chứng nhận về tài chính cá nhân, chia sẻ trong bài viết vào tháng 5/2022 rằng Gen Z có nhiều khả năng tiếp cận các công cụ tư vấn tài chính và kiến thức tài chính trực tuyến hơn so với các thế hệ trước.
"Càng trẻ, họ càng hướng tới các nguồn tài nguyên trực tuyến", Humphrey Yang, một người có sức ảnh hưởng về tài chính, nói với Insider.
Aquino cho biết người trẻ cũng sẽ chỉ tìm đến một chuyên gia lập kế hoạch tài chính sau khi đã thực hiện nghiên cứu của riêng mình, một phần vì họ có ít tiền hơn để tiết kiệm và đầu tư so với các thế hệ trước.
Theo Suzanne Schmitt, người đứng đầu bộ phận chăm sóc sức khỏe tài chính tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York, nói rằng Gen Z tập trung vào tiết kiệm nhiều hơn các thế hệ trước. Có thể vì họ đã chứng kiến tác động của việc quản lý tài chính yếu kém và khủng hoảng kinh tế lên những người lớn tuổi.
Trung bình, Gen Z ở Mỹ tiết kiệm được khoảng 5.800 USD vào năm 2022, CNBC đưa tin vào ngày 10/2, trích dẫn dữ liệu từ cuộc khảo sát của Wealth Watch, do New York Life thực hiện.
Thế hệ trẻ cũng có những mục tiêu rõ ràng về độc lập tài chính.
Theo một nghiên cứu tiến độ và lập kế hoạch năm 2022 của nhà cung cấp dịch vụ tài chính Northwestern Mutual, người lao động Gen Z muốn nghỉ hưu ở tuổi 59. Con số đó sớm hơn gần 12 năm so với thế hệ Baby Boomer, vốn ấn định tuổi nghỉ hưu ở mức 71.
Theo Zing
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.