Bóng đá Việt Nam và giấc mơ…ở nơi xa lắm!

Theo công bố mới nhất trên BXH FIFA, ĐTVN bất ngờ nhảy vọt 5 bậc so với tháng trước để đứng ở vị trí 129 thế giới. Đây chẳng phải là vị trí cao nhất của ĐTVN (từng lọt vào tốp 100), nhưng cũng là một tin rất vui với nhiều người. Chỉ có điều, cách xếp hạng của FIFA đến giờ vẫn không hiểu theo một tiêu chí nào, vì đâu mà ĐTVN lại tăng vọt.

Theo công bố mới nhất trên BXH FIFA, ĐTVN bất ngờ nhảy vọt 5 bậc so với tháng trước để đứng ở vị trí 129 thế giới. Đây chẳng phải là vị trí cao nhất của ĐTVN (từng lọt vào tốp 100), nhưng cũng là một tin rất vui với nhiều người. Chỉ có điều, cách xếp hạng của FIFA đến giờ vẫn không hiểu theo một tiêu chí nào, vì đâu mà ĐTVN lại tăng vọt.

Còn nhớ hồi đầu năm, sau khi ĐTVN thất bại nặng nề tại AFF Cup, nhưng vẫn xếp nhất khu vực, vượt qua cả những đối thủ mà ĐTVN thua tâm phục khẩu phục tại AFF Cup. Cách xếp hạng của FIFA, khiến chính một số quan chức VFF cũng khó ăn khó nói với cấp trên của mình, bởi sự nghịch lý đó, đã tạo ra những phản ứng không tốt trong xã hội. Phần lớn đều cười khuẩy khi ĐTVN lại thăng tiến được trong hoàn cảnh bi đát như vậy.

Trở lại câu chuyện của hơn 10 năm về trước, ngày mà bóng đá Việt Nam bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng bóng đá chuyên nghiệp, các nhà quản lý bóng đá nước nhà đã mơ về một ngày không xa, bóng đá Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

ĐTVN, bóng đá Việt Nam, VFF, Hoàng Văn Phúc
BĐVN còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thành mục tiêu lọt vào top 10 châu Á. Ảnh: SN

Cơ sở nào để các nhà quản lý tin vào giấc mơ này sẽ trở thành hiện thực? Bóng đá Nhật Bản mất khoảng 20 năm để trở thành nền bóng đá hàng đầu châu Á. Hàn Quốc thậm chí còn nhanh hơn như vậy. Điều đáng nói là cả hai quốc gia này đều bắt đầu từ con số không.

Kéo lùi thời gian về những năm 50 thế kỷ trước, có một sự thật là Nhật Bản từng sang Việt Nam để học mô hình bóng đá của đất nước hình chữ S. Nhật Bản chỉ mơ một ngày nào đó, sẽ được như Việt Nam.

Thế mà bóng đá Việt Nam lại là người đi trước về sau. Sự ra đời của V.League là một tất yếu và người ta không phủ nhận bóng đá Việt Nam đã có một bước ngoặt. Bước ngoặt ấy, chính là sự đầu tư rầm rộ của các doanh nghiệp, hàng loạt các ngôi sao tầm hàng đầu thế giới "ghé thăm" và cả thi đấu tại V.League. Đã có một thời, VFF tự vỗ ngực V.League là giải đấu số 1 ĐNA.

Thế rồi, khi bong bóng vỡ tan bởi sự phát triển quá nóng, bóng đá Việt Nam trở về vạch xuất phát. Hơn 10 năm làm chuyên nghiệp, nhưng đổi lại chỉ là những cái lắc đầu ngao ngán. Chúng ta chưa làm được điều gì ra hồn, ngoài chức vô địch an ủi năm 2008. Sự xuất hiện của VPF mang đến những hy vọng mới, nhưng công ty này có quá nhiều thử thách phía trước. Những người am hiểu bóng đá đều phải thừa nhận, có lẽ còn lâu nữa bóng đá Việt Nam mới chuyên nghiệp thực sự.

Hôm qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tràn đầy những thông tin về "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", theo đó trong quãng thời gian này, bóng nước nhà sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và châu lục; đến 2030, Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu Châu Á.

Chiến lược này nghe đâu, đã được xây dựng từ cuối năm 2010, nhưng phải đến bây giờ mới được "duyệt". Chỉ trong một thời gian rất ngắn, bóng đá Việt Nam đã có nhiều biến động, do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái.

Chẳng ai đánh thuế ước mơ, nhưng một khi ước mơ đã trở thành chiến lược, trở thành mục tiêu bắt buộc phải hoàn thành, thì đúng là chuyện nghiêm túc. Thế nhưng chuyện nghiêm túc ấy, lại có vẻ xa vời. Lọt vào top 10 châu Á ư? Hãy nhìn vào công tác đào tạo bóng đá trẻ ở Việt Nam, nhìn vào sự chuyên nghiệp nửa vời của các CLB, nhìn vào thành tích theo kiểu "phú quý giật lùi""của ĐTVN…

Hơn 10 năm trước, bóng đá Việt Nam từng mơ và kết quả như thế nào ai cũng đã thấy. Bây giờ, bóng đá Việt Nam lại mơ và giấc mơ vẫn còn xa lắm.

Có lẽ, bóng đá Việt Nam sẽ lại chờ vào một cú nhảy vọt trên BXH từ cách xếp hạng của FIFA, như từng lọt vào top 100 những năm trước. Lúc ấy, liệu các nhà quản lý bóng đá nước nhà, lại khó ăn khó nói không nhỉ?

Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.