"Đừng "vắt chanh bỏ vỏ" để mang tiếng cả đời"

Câu chuyện về Nguyễn Thị Nụ của điền kinh có không ít tại Việt Nam, khi người ta đối xử thiếu tình người với nhau, chẳng khác nào "vắt chanh bỏ vỏ".

Câu chuyện về Nguyễn Thị Nụ của điền kinh có không ít tại Việt Nam, khi người ta đối xử thiếu tình người với nhau, chẳng khác nào "vắt chanh bỏ vỏ".

Thể thao Việt Nam đang theo lối mòn "vắt chanh bỏ vỏ"?

Đọc hoàn cảnh éo le của cựu VĐV điền kinh Nguyễn Thị Nụ, HLV Lê Thụy Hải chua xót:

“Các ngành nghề khác thì không biết, chứ trong thể thao, chuyện như của Nụ không phải chỉ là một, rất nhiều trường hợp như thế.

Trước đây có trường hợp cô Huệ (VĐV đô vật Lê Thị Huệ), ông Khai (Lương y Nguyễn Hữu Khai) cũng nuôi. Rồi chị Xoa điền kinh Nghệ An thì đi bán vé, làm sân cỏ, rất nhiều.

Trở lại chuyện cô Nụ, bất công với VĐV có lâu rồi mà không ai can thiệp. Rất may bây giờ có báo chí, có cộng đồng mạng họ đưa lên.

Cũng giống cầu thủ bóng đá, khi sức khỏe tốt, cống hiến tốt thì không sao. Nhưng khi chấn thương thì lại được đối xử rất kém, không có tính nhân văn, tình người ở trong đó.

Tất cả hợp đồng VĐV hay bóng đá thì đều có ghi khi chấn thương không thi đấu được nữa, công ty – đoàn thể sẽ giải quyết, song cùng lắm chỉ được số tiền nho nhỏ.

Trong khi chấn thương là suốt đời, hoặc giống cô Nụ, có khả năng ảnh hưởng sức khỏe và không làm việc được.

Vì thế chúng ta thấy cần có cách nào đó, có bảo hiểm nào đó để họ có sự hỗ trợ suốt đời, chứ nếu không rất khó khăn”.


Gần đây, làng điền kinh Việt Nam đón tỷ phú đầu tiên Nguyễn Thị Huyền, nhưng số thưởng đáng mơ ước ấy thực tế vẫn chưa thấm vào đâu.

Gần đây, làng điền kinh Việt Nam đón tỷ phú đầu tiên Nguyễn Thị Huyền, nhưng số thưởng "đáng mơ ước" ấy thực tế vẫn chưa thấm vào đâu.

Còn HLV Nguyễn Thành Vinh thẳng thắn hơn nữa, khi chỉ trích cách làm kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” của thể thao Việt Nam.

“Nghe tin về Nụ, đó là 1 hoàn cảnh rất khó khăn, éo le. Qua đó có thể thấy chúng ta đang đi theo lối đường mòn, “vắt chanh bỏ vỏ”, dù đôi khi có biết sửa sai, nhưng sửa ở đâu và làm thế nào?

Ngoài cơ quan của Nụ, những nhà hảo tâm cũng cần chung tay vào để tạo dựng nên một sự hạnh phúc, vượt qua khó khăn hoạn nạn, khi mà về già nhiều cựu VĐV không thể tự lập được nữa”.

Xoay quanh câu chuyện khó khăn của các VĐV, có không ít vấn đề. Thậm chí, có những VĐV sau khi giải nghệ, vì sai lầm của bản thân khiến gia đình gặp khó khăn.

Nhưng theo HLV Nguyễn Thành Vinh, ngay cả trong các trường hợp như vậy cũng cần chung tay giúp đỡ, chứ chưa nói chuyện rõ ràng là bị chấn thương hành hạ như Nguyễn Thị Nụ.


Xạ thủ Trần Oanh (người thứ hai từ trái qua) trong ngày được gặp Bác Hồ sau chuyến thi đấu thành công tại Ganefo trở về (năm 1966) - Ảnh tư liệu.

Xạ thủ Trần Oanh (người thứ hai từ trái qua) trong ngày được gặp Bác Hồ sau chuyến thi đấu thành công tại Ganefo trở về (năm 1966) - Ảnh tư liệu.

“Để gợi lại, tôi kể chuyện trước đây có một VĐV bắn súng Trần Oanh (được ghi nhận là VĐV Việt Nam xuất sắc nhất thế kỉ 20, nhà vô địch thế giới nội dung bắn Súng ngắn ổ quay với 587 điểm, vượt qua kỉ lục khi đó của đại úy lục quân Mỹ McKlein).

Trần Oanh đã mất ở Thanh Hóa mà chẳng ai hay biết. Ngôi mộ của ông chơ vơ 7 năm trời rồi sau đó mọi người mới để ý.

Từ bài học đó, tôi đã từng báo cáo về Sở Thể thao Nghệ An là nên để Văn Sỹ Chi (bố Văn Sĩ Hùng,Văn Sĩ Sơn,Văn Sĩ Thủy) từ Thanh Hóa xin cho về Nghệ An làm việc.

Thời điểm đó có một số ý kiến về anh Chi, thường hay có các biểu hiện làm cơ quan không hài lòng, rồi ở Thanh Hóa thì có gây ra điều này điều kia.

Nhưng tôi nghĩ mình cần phải qua con đường khác, khi Sở Thể thao Nghệ An không đồng ý. Nhờ nhiều nỗ lực, được người này người kia giúp thì tôi cũng đưa anh Chi về Nghệ An.

Anh Chi thời điểm đó không có gì cả, do chuyện này chuyện kia, nhưng chúng ta nên tôn trọng, ghi nhận những đóng góp của anh, cầu thủ vang bóng một thời của Thể Công.

Hoàn cảnh khó khăn gia đình anh khi đó khó khăn, vợ phải buôn rau củ từ Thanh Hóa và Nghệ An, các cháu không được đãi ngộ tốt. Chỉ có Văn Sĩ Hùng đá cho Công An Thanh Hóa, 2 em còn trẻ nhưng tại Thanh Hóa họ không nhận nữa.


HLV Nguyễn Thành Vinh

HLV Nguyễn Thành Vinh

Hoàn cảnh khó khăn như thế nên từ tình cảm thì tôi nói với anh Đức, đang làm bóng đá trẻ, lứa Hữu Thắng, để giúp đỡ các con của Văn Sĩ Chi.

Tôi cũng xin trung tâm đào tạo trẻ cho mỗi con của anh Chi tiền trợ cấp 4.000 đồng/ngày, ở thời điểm đó là số tiền khá để phụ giúp gia đình.

Rồi sau này 2 con của anh ấy đều lên đội 1 SLNA đá, gặt hái nhiều thành công thì không cần phải kể thêm nữa, bởi có lẽ ai yêu thích bóng đá độ chục năm gần đây đều biết qua.

Tôi kể điều đó ra để thấy rằng, có những hoàn cảnh khó khăn, nếu chúng ta không giúp đỡ, buông bỏ họ thì sẽ phát triển không tốt.

Liên hệ đến chị Nụ, lúc này đang còn cơ hội để chúng ta chung tay giúp đỡ chị ấy, những người đã có công với đất nước.

Đừng "vắt chanh bỏ vỏ" để mang tiếng cả đời. Theo tôi nghành thể thao Hà Nội nên có trách nhiệm, đừng để mang tiếng để đời với các VĐV dưới thời của mình.

Đây là 1 việc làm tốt của báo giới khi đưa ra, và cần sự chung tay góp sức của người khác”.

Làm sao để giúp đỡ các VĐV khó khăn?

Đưa ra một trường hợp éo le để giúp đỡ không khó. Vấn đề là giúp đỡ thế nào và làm sao đảm bảo giúp đỡ được tất cả những trường hợp VĐV khó khăn tại Việt Nam.

“Theo quan điểm của tôi thì cần có cách để giúp các bạn ấy, ổn định cuộc sống, ít ra là bình dị như một người lao động, nhưng trong điều kiện bạn ấy bị chấn thương.

Chứ không bây giờ bạn ấy đi khỏi cơ quan hiện tại thì có khi chẳng ai nhận cả, vì làm thể thao thì các công việc khác khó làm lắm.

Chúng ta cần có quy định nào đó, hoặc ngành dọc giúp đỡ, hoặc có 1 cái quỹ luôn giúp những người đó, nếu không rất khó. Hợp đồng lao động nếu anh chấn thương không chơi được thì cơ quan chủ quản cùng lắm cho vài tháng lương nhưng tổn hại lại theo suốt đời.

Hoặc như bây giờ các bạn hỏi Phước Tứ thì sẽ thấy được. Khi mà cần huy chương thì tiêm, kích thích để chơi, chơi thì chấn thương và chấn thương thì nghỉ hẳn.

Rồi cũng phải chèo kéo rất nhiều thì mới xin được tiền đi mổ, cuối rồi thì là hết, cho tiền đi mổ rồi chấm hết.

Quan điểm của tôi là cần gì đó, hội VĐV nói chung các môn, như 1 hiệp hội nghề nghiệp, các anh em khỏe mạnh đóng góp.

Rồi khi có những người nào đó khó khăn thì sẽ giúp đỡ, hỗ trợ người ta đến tận cuối đời chứ không phải 1 vài trăm triệu thì không giải quyết được vấn đề gì cả” – HLV Lê Thụy Hải chia sẻ tâm huyết.


Không chỉ Nguyễn Thị Nụ, mà rất nhiều VĐV khác ở Việt Nam cũng đang khó khăn cần giúp đỡ.

Không chỉ Nguyễn Thị Nụ, mà rất nhiều VĐV khác ở Việt Nam cũng đang khó khăn cần giúp đỡ.

HLV Nguyễn Thành Vinh cũng chung quan điểm với ông Lê Thụy Hải là cần thành lập các hiệp hội có thể là VĐV nói chung hoặc hiệp hội riêng cho từng môn thể thao.

“Tôi nghĩ chúng ta nên có các hiệp hội về thể thao, giống như hiệp hội người khuyết tật chẳng hạn.

Khi lên đỉnh cao, đã phục vụ hết mình rồi, hy sinh vì tổ quốc, phấn đấu để mang lại màu cờ sắc áo cho các môn thể thao, đất nước, khi họ lành lặn, thì nên có bảo hiểm, nên có tổ chức, hiệp hội những người hoạt động để xây dựng 1 cái quỹ cho các VĐV nói chung, khi về già, gặp khó khăn...

Nếu làm được điều đó thì nó sẽ tạo dựng sự công bằng trong thời gian họ thi đấu. Họ đã cống hiến rồi nhưng bị tai nạn, rồi về, nhiều người lương không có, chế độ không có... Khi đó lại trách người này đi vào con đường rượu chè be bét... thì không được.

Cần có hiệp hội để giúp đỡ họ về mặt nhận thức, rồi cuộc sống, sau đó dần dần giúp về tài chính, công ăn việc làm... để người ta có thể nuôi sống bản thân và gia đình.

Mình là con người, cần phải nghĩ đến người khác, những số phận khó khăn”.

Khi được hỏi ai sẽ là người nên đứng ra, tạo dựng những hiệp hội như vậy, HLV Nguyễn Thành Vinh cho rằng cần trông đợi vào những cựu quan chức thể thao Việt Nam, những người thật sự có tâm huyết với thể thao, có tình người với các VĐV.

“Hiện có nhiều lãnh đạo ngành thể thao nghỉ hưu, họ có quan hệ rộng, quen biết nhiều các ngành nghề, doanh nghiệp và có uy tín.

Nên tìm những người từng có các hành động tốt với VĐV thì khi họ làm sẽ có trách nhiệm hơn, tìm kiếm tài trợ, tạo ra các quỹ.

Ban đầu quỹ có thể không lớn, nhưng dần dần sẽ lớn, trở thành chỗ dựa về tinh thần, kinh tế cho các VĐV khó khăn”.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.