Nếu đến Chelsea, Sir Alex cũng chỉ là “tạm quyền”?

Nhìn vào kỷ nguyên huy hoàng mà Sir Alex Ferguson đã tạo dựng ở Old Trafford, có lẽ ít ai nhớ được rằng cách đây 24 năm, HLV huyền thoại của Manchester United từng đối diện với nguy cơ bị sa thải.

Nhìn vào kỷ nguyên huy hoàng mà Sir Alex Ferguson đã tạo dựng ở Old Trafford, có lẽ ít ai nhớ được rằng cách đây 24 năm, HLV huyền thoại của Manchester United từng đối diện với nguy cơ bị sa thải.

Ferguson đã từng phải đếm ngược ngày rời Old Trafford cách đây 24 năm

Đó là tháng 12/1989, quãng thời gian mà Sir Alex mô tả rằng “đen tối chưa từng có trong sự nghiệp cầm quân” lẫy lừng của ông. Trước đó 3 tháng, M.U bị đè bẹp 5-1 ở derby Manchester, và thảm bại trước kình địch áo xanh đã kéo đội bóng vào vũng bùn: M.U không thắng trong 8 trận liên tiếp (thua 6, hòa 2), và mở đầu thập niên 1990 với vị trí ngấp nghé xuống hạng.

Trên khán đài, các CĐV M.U chăng lên tấm băng rôn có in dòng chữ “3 năm đầy những lời xin lỗi tào lao của Fergie”. Cánh báo chí bắt đầu “cố vấn” cho M.U sa thải Ferguson. HLV người Scotland bị dồn đến bờ vực: Đầu mùa ấy, ông đã tiêu một số tiền lớn để mua về rất nhiều ngôi sao, là Neil Webb, Mike Phelan , Paul Ince, Gary Pallister và Danny Wallace.

M.U dưới tay Ferguson thời điểm ấy đã trải qua 3 mùa trắng tay, và sức ép lúc ấy là rất lớn. Nhưng sau này, Sir Alex tiết lộ rằng Ban lãnh đạo đã đảm bảo với ông rằng họ sẽ không cân nhắc sa thải ông. Lý do: Tuy thất vọng vì thành tích nghèo nàn ở Premier League, họ vẫn thông cảm với Ferguson, vì đội hình chính dính quá nhiều chấn thương. Hơn thế, cách Ferguson tổ chức lại công tác huấn luyện và mạng lưới “săn đầu người” đã bắt đầu tạo được niềm tin. Mùa ấy, M.U vô địch FA Cup, danh hiệu đã cứu chiếc ghế của Sir Alex, và phần còn lại của câu chuyện, từ đó đến nay, thì ai cũng đã biết.

Sự kiên nhẫn đã làm nên một trang lịch sử vĩ đại. Cho đến giờ, M.U, dưới sự quản lý của Sir Alex, người còn hơn cả một HLV, đã là một đế chế. Họ không những gặt hái thành công không ngừng nghỉ trong hai thập niên qua, mà còn trở thành đội bóng có lượng CĐV lớn nhất trên thế giới. Ferguson đã mất gần 3 thập niên với rất nhiều sự tin tưởng mới tạo ra được thành quả ấy.

Rafa Benitez có lẽ sẽ trở lại Old Trafford, nơi ông từng chinh phục không ít lần trước đây, với sự mặc cảm lớn của một HLV tạm quyền có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Chelsea không những bỏ qua khái niệm kiên nhẫn với các HLV, mà họ còn biến việc thay HLV thành một thói quen “đến hẹn lại lên”. Nếu ông chủ Roman Abramovich chịu giữ lại một HLV hơn 3 mùa bóng, ông có thể đã đặt viên gạch quan trọng nhất cho một đế chế bóng đá nữa, vì Chelsea không hề thiếu tiền lẫn tham vọng. Họ chỉ thiếu một người đứng đầu có đủ thời gian tạo ra bản sắc cho đội bóng này.

Con người phải là nhân tố trung tâm của mọi sự phát triển, và cách đối xử với con người sẽ quyết định xem liệu đội bóng có sản sinh ra được những giá trị bền vững (yếu tố này thậm chí không thể đong đếm), ngoài những thành công ngắn hạn hay không. M.U đã kiên quyết đặt một nhân vật vĩ đại vào trung tâm, và trở thành một đế chế vĩ đại. Chelsea thì kiên quyết đặt tiền vào trung tâm, và vẫn đang trong giai đoạn định hình, dù đã giành đến cả tá Cúp trong một thập kỷ qua.
Theo TTVH


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.