Nghi án Qatar mua quyền tổ chức World Cup: Sự bê bối trong ngôi nhà quyền lực

FIFA từ lâu đã được gọi là... MAFIFA bởi cách làm việc đầy mờ ám của họ. Việc tờ France Football thổi bùng lên nghi án "Qatar dùng 75 tỷ euro mua quyền đăng cai World Cup 2022" thực ra chỉ là sự kiện mới nhất liên quan đến MAFIFA. Vấn đề là nhiều người lo ngại scandal này bùng lên rồi... thôi, cũng như biết bao lần trước đó.

FIFA từ lâu đã được gọi là... MAFIFA bởi cách làm việc đầy mờ ám của họ. Việc tờ France Football thổi bùng lên nghi án "Qatar dùng 75 tỷ euro mua quyền đăng cai World Cup 2022" thực ra chỉ là sự kiện mới nhất liên quan đến MAFIFA. Vấn đề là nhiều người lo ngại scandal này bùng lên rồi... thôi, cũng như biết bao lần trước đó.

Nghi án Qatar mua quyền tổ chức World Cup: Sự bê bối trong ngôi nhà quyền lực

TỪ 8 YẾU TỐ ĐÁNG NGỜ
France Football là một tờ báo Pháp. Và khi một ấn phẩm uy tín của nước Pháp nói về 2 nhân vật đầy quyền lực của nước Pháp gồm cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và chủ tịch UEFA đương nhiệm Michel Platini thì đấy dứt khoát phải là những tài liệu rất đáng tham khảo.

France Football tỏ ra hết sức tâm huyết với cuộc điều tra này. Họ dành hẳn trang bìa để đăng tải lời cáo buộc Qatar mua phiếu bầu, gọi nó là một vụ Qatar-gate và dành thời lượng đến 20 trang nội dung cho nó.

Nổi bật trong phần nội dung là tiết lộ về một cuộc gặp gỡ giữa Sarkozy lúc còn giữ chức tổng thống với chủ tịch UEFA Platini vào tháng 11/2010. Sarkozy đã yêu cầu Platini, người được cho là sẽ bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Mỹ, bầu cho Qatar vì những lý do liên quan đến địa chính trị.

Sarkozy và Platini cùng gặp gỡ Thái tử Qatar là Sheikh Tamim bin Hamad bin Khalifa Al-Thani bàn thảo vì những khoản đầu tư của nước này cho bóng đá Pháp. Kết quả của cuộc gặp này? Platini quả đã bỏ phiếu cho Qatar và Paris Saint Germain được những nhà đầu tư của quốc gia này bơm tiền khủng khiếp.


Đấy chỉ là 1 trong số 8 yếu tố đáng ngờ mà France Football nêu trong loạt bài của mình để nói lên những bí ẩn sau hậu trường của FIFA. 7 yếu tồ còn lại gồm:

- 1/ Hai vị quan chức trong LĐBĐ châu Phi Issa Hayatou (Cameroon) và Jacques Anouma (Bờ Biển Ngà) đã bán phiếu bầu của mình để đổi lấy 1,5 triệu USD mỗi người. Người tung ra cáo buộc này - Phaedra Al Majid trong nhóm vận động đăng cai cho Qatar - sau đó đã rút lại lời nói của mình một cách đầy bí hiểm.

- 2/ Qatar "tài trợ" cho Đại hội LĐBĐ châu Phi 2010 số tiền 1,25 triệu USD. Đổi lại, phái đoàn đăng cai sẽ được tiếp xúc thân mật với 4 nhân vật châu Phi trong Ban chấp hành FIFA.

- 3/ Một trong 4 nhân vật ấy - Amos Adamu (người Nigeria) - đã bị đình chỉ mọi hoạt động liên quan đến bóng đá ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. Đấy là vì tờ Sunday Times đã phanh phui một scandal liên quan đến vị này. Qatar bị cáo buộc đã tài trợ cho một bữa tiệc thịnh soạn trước thềm World Cup với giá 1 triệu USD. Người đứng ra tổ chức bữa tiệc này chính là con trai của Adamu.

- 4/ Một đại diện của phái đoàn Qatar được đề nghị chi hàng triệu USD để giúp bóng đá Argentina, đổi lại là lá phiếu của chủ tịch liên đoàn Julio Grondona.

- 5/ Quốc gia Trung Đông này - thông qua các công ty của mình - đã có nhiều ký kết bộn bạc với vị chủ tịch đầy tai tiếng của LĐBĐ Brazil Ricardo Teixeira.

- 6/ Một thỏa thuận "ngọt ngào" giữa Qatar và LĐBĐ Tây Ban Nha được thông qua. Tây Ban Nha sẽ đến đây đá một trận giao hữu và bỏ túi hàng triệu USD. Đổi lại, chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha Angel Villar sẽ tuân thủ "luật im lặng". Villar thỏa thuận sẽ bỏ phiếu cho Qatar đăng cai World Cup 2022, bù lại Qatar sẽ bỏ phiếu cho liên danh Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đăng cai World Cup 2018. Nhưng sau đó liên danh này thua Nga khá dễ dàng. Villar bực bội muốn làm to chuyện nên Qatar trám tiền bịt miệng.

- 7/ Công ty thể thao Aspire chi hàng triệu USD phát triển bóng đá trẻ ở những quốc gia có thành viên trong BCH FIFA.

BÙNG LÊN RỒI... THÔI?
Bài điều tra công phu của France Football quả có nhiều yếu tố đáng chú ý. Nhưng làm phỏng vấn nhanh một loạt những nhân vật cấp cao, tuyệt đại đa số đều không tin có chuyện bầu lại.

Nước Anh, dù tức anh ách vì thất bại thảm hại trong chiến dịch tranh cử, nhưng tất cả những gì họ có thể làm là chửi vài câu bâng quơ mà thôi. Họ có những nhân vật tầm cỡ nhưng lại thiếu những cách vận động tầm cỡ.
Ban đầu, người ta đánh giá Qatar thấp nhất trong số các ứng viên, nhưng rốt cục họ lại chiến thắng trong khi Anh và Australia mất đi một số kinh phí khổng lồ cho việc vận động tranh cử. Đến cả những người hứa bỏ phiếu cho họ rốt cục cũng trở mặt bầu cho Qatar vì đối tác này "biết điều hơn".

Nói đến Qatar, không thể không nhắc đến Mohammed bin Hammam, cựu chủ tịch LĐBĐ châu Á từng muốn cạnh tranh ghế chủ tịch FIFA với Blatter. Ông ta còn hô hào đưa ra những thay đổi bởi Blatter "quá tham nhũng và ấu trĩ".

Kết quả chính Bin Hammam phải thân bại danh liệt vì bị Blatter phản công. Blatter đang trong những năm cuối của nhiệm kỳ cuối chủ tịch FIFA. Chẳng cần bầu bán gì người ta cũng đã biết Platini sẽ là người kế nhiệm. FIFA đầy rất những bất công và hoài nghi như thế. Nhưng có ai thay đổi gì được? MAFIA là nằm ở chỗ đó.

Cho đến bây giờ, việc liệu Sepp Blatter có mua chiếc ghế chủ tịch FIFA hay không và mua như thế nào vẫn là một nghi án lớn trong lịch sử bóng đá thế giới. Song dù thế nào, uy tín của FIFA có thể bị lung lay, nhưng những quyết định họ đưa ra là không thể đảo ngược và những chiếc ghế quyền lực của làng bóng đá thế giới vẫn vững như bàn thạch.
Theo BĐCS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.