- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhìn lại V-League 2015 qua... những tranh cãi
Án phạt dành cho Quế Ngọc Hải (SLNA), cách sử dụng người ở HAGL, nghi án tiêu cực ở một số trận đấu... là những điểm đáng chú ý của V-League 2015.
Án phạt dành cho Quế Ngọc Hải (SLNA), cách sử dụng người
ở HAGL, nghi án tiêu cực ở một số trận đấu... là những điểm đáng chú ý
của V-League 2015.
Vòng 26 kết thúc chiều 20-9, với việc xác định CLB Đồng Nai xuống hạng
và chứng kiến CLB Bình Dương lập cú đúp vô địch lần thứ 2 (2007, 2008 và
2014, 2015) đã chính thức khép lại giải bóng đá Vô địch quốc gia
(V-League) năm 2015.
Ở tuổi 15, V-League có vẻ như vẫn chưa xứng với cái mác chuyên nghiệp mà rõ nhất là cách người trong cuộc ứng xử với những vụ việc gây tranh cãi. Dưới đây là một số ví dụ:
Án phạt "có một không hai" cho Quế Ngọc Hải
Tại trận đấu vòng 25 giữa SLNA và Đà Nẵng trên sân Vinh, hậu vệ Quế Ngọc Hải vào bóng bằng gầm giày để cản phá pha đột nhập vòng cấm của tiền vệ Trần Anh Khoa bên phía đội khách. Trọng tài Phùng Đình Dũng chỉ rút thẻ vàng phạt hậu vệ chủ nhà dù pha vào bóng nguy hiểm đó khiến Anh Khoa chấn thương nặng: bị vỡ sụn chêm đầu gối trái, các dây chằng chéo trong, chéo ngoài, chéo trước và chéo sau đều bị đứt hoặc rách, một dây gân nơi đầu gối cũng bị tổn thương nặng.
Đáng nói, sau 2 lần bàn bạc nâng lên đặt xuống, Ban Kỷ luật thảo sẵn 2 phương án kỷ luật với Quế Ngọc Hải: treo giò 3 tháng từ vòng 1 V-League 2016 và treo giò 6 tháng kể từ ngày ra quyết định. Theo công bố chính thức, hậu vệ của SLNA nhận phương án kỷ luật thứ 2. Đáng nói, phương án này tuy thời gian treo giò gấp đôi nhưng thực chất chẳng khác gì phương án 1 bởi quãng nghỉ giữa chờ mùa giải mới dài tới 4 tháng.
Song, đáng tranh cãi hơn cả là trong quyết định xử phạt Quế Ngọc Hải, Ban Kỷ luật VFF yêu cầu hậu vệ SLNA phải chi trả toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương của Anh Khoa!? Cách xử phạt này bị cho là vô lý bởi bóng đá được coi là ngành nghề đặc thù và việc chi trả chấn thương cầu thủ thuộc về phía CLB chủ quản, đơn vị bảo hiểm. Cách xử phạt này cũng không giống bất cứ giải VĐQG nào trên thế giới.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng sau đó tuyên bố: "Tạm thời Quế Ngọc Hải sẽ không được gọi lên ĐTQG", càng nối dài thêm những tranh luận về vụ việc.
CĐV tố cáo đội nhà thi đấu tiêu cực
Giai đoạn lượt về V-League 2015 chứng kiến một số trận đấu có kết quả "bất thường" làm dấy lên nghi ngờ của dư luận. Đi cùng với những nghi ngờ là việc CĐV Hải Phòng tố đội nhà thi đấu tiêu cực ở trận làm khách trên sân Cần Thơ. Tương tự, CĐV SLNA yêu cầu VPF và VFF vào cuộc điều tra... đội nhà sau trận thua "lạ" 1-3 trước HAGL (đội bóng khi đó đang rất khát điểm để trụ hạng). Tuy nhiên sau đó, cả 2 vụ việc đều "chìm xuồng" khiến cho những nghi ngờ mua-bán, xin-cho điểm ở V-League tiếp tục trở thành chủ đề không hồi kết.
"HAGL chỉ cần đá đẹp, xuống hạng cũng được"
Đó là phát biểu gây tranh cãi của Chủ tịch CLB HAGL - ông Đoàn Nguyên Đức. Theo "bầu" Đức, các cầu thủ của ông chỉ cần đá đẹp - thậm chí đá đẹp để các đối thủ có ý đồ đá xấu phải hổ thẹn, là đủ, còn chuyện có tụt hạng đi nữa cũng không phải vấn đề. Đó là lý do Chủ tịch đội bóng phố Núi đưa ra quyết định "vô tiền khoáng hậu": Thay 21/29 cầu thủ, trong đó đa số là cầu thủ dưới 20 tuổi đá đội 1.
Tuy nhiên, triết lý của "bầu" Đức vấp phải những phản biện từ giới chuyên gia, HLV lẫn người hâm mộ. Đa số cho rằng, việc "bê nguyên" lứa U19 lên đá V-League mà không có tính kế thừa, có thể khiến lứa trẻ tài năng này bị thui chột. Hơn nữa, bóng đá không đơn thuần là biểu diễn, nó còn là môn thể thao đối kháng, hướng tới đích cuối cùng là chiến thắng. Và thực tế, HAGL ở giai đoạn cuối V-League đã phải tự thay đổi, chơi thực dụng hơn để hướng tới mục tiêu trụ hạng.
Ông "bầu" làm thay việc của HLV trưởng
Sau 2 trận thua cay đắng trước đối thủ bị đánh giá kém hơn là Đồng Tháp
và Cần Thơ, HLV Đinh Cao Nghĩa của Than Quảng Ninh đệ đơn từ chức và
được chấp thuận. Đáng nói, ở trận đấu sau đó, đích thân Chủ tịch CLB -
ông Phạm Thanh Hùng tuyên bố sẽ trực tiếp cầm đội trong trận gặp Đà
Nẵng. Kết quả là vị "HLV bất đắc dĩ" giúp đội nhà có trọn vẹn 3 điểm
trước đối thủ mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen dành cho ông Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh là những lời "chê" về cách hành xử thiếu chuyên nghiệp, bởi công tác chuyên môn nên giao cho những HLV được đào tạo bài bản chứ không nên chạy theo "phút ngẫu hứng" của ông "bầu".
Ở tuổi 15, V-League có vẻ như vẫn chưa xứng với cái mác chuyên nghiệp mà rõ nhất là cách người trong cuộc ứng xử với những vụ việc gây tranh cãi. Dưới đây là một số ví dụ:
Án phạt "có một không hai" cho Quế Ngọc Hải
Tại trận đấu vòng 25 giữa SLNA và Đà Nẵng trên sân Vinh, hậu vệ Quế Ngọc Hải vào bóng bằng gầm giày để cản phá pha đột nhập vòng cấm của tiền vệ Trần Anh Khoa bên phía đội khách. Trọng tài Phùng Đình Dũng chỉ rút thẻ vàng phạt hậu vệ chủ nhà dù pha vào bóng nguy hiểm đó khiến Anh Khoa chấn thương nặng: bị vỡ sụn chêm đầu gối trái, các dây chằng chéo trong, chéo ngoài, chéo trước và chéo sau đều bị đứt hoặc rách, một dây gân nơi đầu gối cũng bị tổn thương nặng.
Án phạt dành cho Quế Ngọc Hải chỉ có ở bóng đá Việt Nam!
Đáng nói, sau 2 lần bàn bạc nâng lên đặt xuống, Ban Kỷ luật thảo sẵn 2 phương án kỷ luật với Quế Ngọc Hải: treo giò 3 tháng từ vòng 1 V-League 2016 và treo giò 6 tháng kể từ ngày ra quyết định. Theo công bố chính thức, hậu vệ của SLNA nhận phương án kỷ luật thứ 2. Đáng nói, phương án này tuy thời gian treo giò gấp đôi nhưng thực chất chẳng khác gì phương án 1 bởi quãng nghỉ giữa chờ mùa giải mới dài tới 4 tháng.
Song, đáng tranh cãi hơn cả là trong quyết định xử phạt Quế Ngọc Hải, Ban Kỷ luật VFF yêu cầu hậu vệ SLNA phải chi trả toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương của Anh Khoa!? Cách xử phạt này bị cho là vô lý bởi bóng đá được coi là ngành nghề đặc thù và việc chi trả chấn thương cầu thủ thuộc về phía CLB chủ quản, đơn vị bảo hiểm. Cách xử phạt này cũng không giống bất cứ giải VĐQG nào trên thế giới.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng sau đó tuyên bố: "Tạm thời Quế Ngọc Hải sẽ không được gọi lên ĐTQG", càng nối dài thêm những tranh luận về vụ việc.
CĐV tố cáo đội nhà thi đấu tiêu cực
CĐV xứ Nghệ yêu cầu cơ quan chức năng điều tra đội nhà
Giai đoạn lượt về V-League 2015 chứng kiến một số trận đấu có kết quả "bất thường" làm dấy lên nghi ngờ của dư luận. Đi cùng với những nghi ngờ là việc CĐV Hải Phòng tố đội nhà thi đấu tiêu cực ở trận làm khách trên sân Cần Thơ. Tương tự, CĐV SLNA yêu cầu VPF và VFF vào cuộc điều tra... đội nhà sau trận thua "lạ" 1-3 trước HAGL (đội bóng khi đó đang rất khát điểm để trụ hạng). Tuy nhiên sau đó, cả 2 vụ việc đều "chìm xuồng" khiến cho những nghi ngờ mua-bán, xin-cho điểm ở V-League tiếp tục trở thành chủ đề không hồi kết.
"HAGL chỉ cần đá đẹp, xuống hạng cũng được"
Đó là phát biểu gây tranh cãi của Chủ tịch CLB HAGL - ông Đoàn Nguyên Đức. Theo "bầu" Đức, các cầu thủ của ông chỉ cần đá đẹp - thậm chí đá đẹp để các đối thủ có ý đồ đá xấu phải hổ thẹn, là đủ, còn chuyện có tụt hạng đi nữa cũng không phải vấn đề. Đó là lý do Chủ tịch đội bóng phố Núi đưa ra quyết định "vô tiền khoáng hậu": Thay 21/29 cầu thủ, trong đó đa số là cầu thủ dưới 20 tuổi đá đội 1.
Đội bóng non trẻ HAGL gặp quá nhiều sóng gió ở "đấu trường" V-League
Tuy nhiên, triết lý của "bầu" Đức vấp phải những phản biện từ giới chuyên gia, HLV lẫn người hâm mộ. Đa số cho rằng, việc "bê nguyên" lứa U19 lên đá V-League mà không có tính kế thừa, có thể khiến lứa trẻ tài năng này bị thui chột. Hơn nữa, bóng đá không đơn thuần là biểu diễn, nó còn là môn thể thao đối kháng, hướng tới đích cuối cùng là chiến thắng. Và thực tế, HAGL ở giai đoạn cuối V-League đã phải tự thay đổi, chơi thực dụng hơn để hướng tới mục tiêu trụ hạng.
Ông "bầu" làm thay việc của HLV trưởng
Chủ tịch Phạm Thanh Hùng (áo đỏ) vào vai HLV trưởng
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen dành cho ông Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh là những lời "chê" về cách hành xử thiếu chuyên nghiệp, bởi công tác chuyên môn nên giao cho những HLV được đào tạo bài bản chứ không nên chạy theo "phút ngẫu hứng" của ông "bầu".
Theo An ninh thủ đô
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.