- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sau Man xanh, có thể là...không ai cả!
Có những câu chuyện tưởng rất nhỏ, nhưng hóa ra không hề nhỏ khi chính chúng ta mới là những người "đuổi" các đội bóng lớn, tên tuổi của Thế giới đến với dải đất hình chữ S
Có những câu chuyện tưởng rất nhỏ, nhưng hóa ra không hề nhỏ khi chính chúng ta mới là những người "đuổi" các đội bóng lớn, tên tuổi của Thế giới đến với dải đất hình chữ S...Và rất có thể, sau Manchester City phải rất lâu nữa người hâm mộ nước nhà mới có thể được chiêm ngưỡng những trận đấu mà ở đó là Man Utd, Chelsea hay Barca...
Từ chuyện chiếc áo đấu...
Trung bình một năm, Thái Lan, Singapore hay Malaysia sẽ đón ít nhất 2-3 đội bóng tên tuổi đến với mình để tham dự các trận đấu mang nhiều tính thương mại nhiều hơn là về chuyên môn.
Nhưng, với Việt Nam thì không bất chấp 20 năm qua bóng đá dải đất hình chữ S đã là một trong số những nền bóng đá tốt nhất khu vực, cũng như kinh tế phát triển tương đối nhanh.
Nói về tỉ phú USD, có thể người Việt chưa nhiều bằng những đại gia người Thái, Sing hay Indonesia...Thế nhưng, để bỏ tiền mời một đội bóng danh tiếng đến rõ ràng không phải chuyện quá khó đối với bầu Đức, bầu Hiển hay hàng trăm đại gia khác.
Việc phát triển thị trường sau chuyến du đấu của Man City và các CLB danh tiếng ở Việt Nam không hề đơn giản. Ảnh: SN |
Bằng chứng rằng, sau vài lần thương thảo thương hiệu Arsenal đã đến rất gần với bóng đá Việt bằng một học viện bóng đá của bầu Đức. Và dù rằng, chưa phải chính thống là lò của đội bóng nước Anh, nhưng rõ ràng để được gắn thương hiệu là không phải chuyện đơn giản.
Tuy nhiên, tính từ năm 1996 đến nay tức gần 20 năm ròng rã người hâm mộ Việt Nam mới chỉ được chứng kiến Juventus, Arsenal, Manchester City đến theo những hợp đồng thương mại, một con số quá ít ỏi đối với sự mong mỏi của những người yêu bóng đá Việt.
Vì sao? Rất đơn giản, với các đội bóng danh tiếng họ không nhìn thấy ở dải đất hình chữ S tiềm năng kinh tế sau mỗi trận đấu, bất chấp dân số Việt đông đảo hơn Sing, hay Thái Lan, Malaysia.
Nói một cách đơn giản, Chelsea đến với Thái Lan với mục tiêu bán áo đấu là chủ yếu, ở thị trường này lãnh đạo đội bóng nước Anh tin rằng họ có thể kiếm rất nhiều tiền từ việc bán đồ lưu niệm.
Nhưng, đối với thị trường Việt khi mà đồ lưu niệm, áo đấu xịn trong 1 shop hàng thể thao được đứng chung với hàng "fake" và người hâm mộ sử dụng hàng nhái nhiều hơn hàng xịn thì rõ ràng đừng mong những đội bóng lớn đến thường xuyên, nếu không bỏ rất nhiều tiền lẫn đội bóng đó không "tiện đường".
Về cơ bản, chúng ta - người hâm mộ luôn tỏ ra hào phóng đối với những tấm vé bạc triệu, nhưng một áo đấu xịn của đội bóng mà mình yêu luôn có nhiều đắn đo thì đừng mong những Man Utd, Chelsea...đáp lại tình yêu bằng việc đến để du đấu.
Bởi đơn giản, với Real, Man Utd...tình yêu đôi khi được đánh giá bằng thị trường áo đấu, đồ lưu niệm. Thế thôi!
...đến văn hóa tiếp khách
Về cơ bản, chúng ta chẳng thiếu sự hiếu khách và cũng không phải lấy gì làm xấu hổ khi đọc những bài phát biểu dài, giới thiệu đầy đủ ban bệ như ở trận đấu với Man xanh vừa qua. Bởi đó là căn bệnh từ rất lâu nay, chứ không phải bây giờ mới thấy.
Chúng ta trọng thị khách đến, đó là điều cần nhưng không có nghĩa bằng những lời phát biểu sáo rỗng, bằng những lẵng hoa...Nhất là khi khách đến mang mục đích kiếm tiền, đá xong là về như Man xanh, như Arsenal...
Mỗi quốc gia đều có văn hóa, văn hóa tiếp khách khác nhau. Nhưng điều quan trọng, cơ bản nhất chính là sự lịch thiệp và giúp "khách đến" không cảm thấy phiền phức như cái cách mà chúng ta vừa làm.
Và chắc gì, Man xanh đã thích trong vài ngày ở dải đất hình chữ S phải tham gia hàng loạt hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa của nước sở tại kể cả khi đó nằm trong hợp đồng, và được tính bằng tiền.
Thế nên, chúng ta cũng đừng cảm thấy khó chịu khi vài tờ báo nước ngoài "đá đểu" việc nghi thức trước trận đấu diễn ra cách đây vài ngày một cách cay nghiệt như thế.
Bóng đá, hãy đơn giản để nó là bóng đá, đừng ép nhau vào câu chuyện văn hóa ứng xử, về những thứ cao vời vợi mà không phải khi nào chúng ta đã là nhất.
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.