5 phút là đủ cho Công Phượng trong trận Man City?

Công Phượng chỉ được vào sân từ phút 87, NHM Việt Nam xôn xao trách cứ Miura vì ông đã không cho anh nhiều thời gian hơn.

Công Phượng chỉ được vào sân từ phút 87, NHM Việt Nam xôn xao trách cứ Miura vì ông đã không cho anh nhiều thời gian hơn.

Đối đầu với Manchester City, HLV Miura gọi Công Phượng lên tuyển để trao cho anh cơ hội được đối đầu với các ngôi sao đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, ngay tại Mỹ Đình vị chiến lược gia người Nhật đã để đến phút 87 mới cho tiền đạo này vào sân.

Sau trận đấu, trên các trang mạng xã hội, hàng loạt những lời khó nghe, bất mãn đổ lên đầu HLV ĐT Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn lại, đó có thể là một quyết định đúng đắn của Miura trong công cuộc rèn giũa Công Phượng trở thành hòn ngọc quý cho bóng đá Việt Nam.

Công Phượng được gọi lên để đá trong trận gặp Man City, anh trở thành chân sút trẻ hiếm hoi trong lần tập trung này của Miura.

Công Phượng đã có những phút đáng nhớ trong trận đấu với Man City

Công Phượng đã có những phút đáng nhớ trong trận đấu với Man City.

Đó được xem như một sự ưu tiên to lớn với chàng cầu thủ gốc Nghệ An bởi nhiều đàn anh khác, thi đấu cả đời may ra mới có được vinh dự ấy. Trong khi anh, một cầu thủ 20 tuổi, có 5 phút với những siêu sao trời Âu.

Tuy nhiên, với một cầu thủ trẻ, ưu tiên đó có thể khiến anh sinh ra tự mãn, nghĩ mình là quan trọng nhất. Ông Miura đã có tính toán tiếp theo, cho anh ngồi trên ghế dự bị, kiên nhẫn chờ đợi cơ hội.

Việc đối xử khắt khe, để ý đến từng thời khắc quan trọng rồi tung ra con bài chiến lược có thể coi là đòn roi, rèn giũa cho tinh thần của một cầu thủ đang được báo chí cùng NHM tung hô quá mức.

Manchester City không phải là những đối thủ quen thuộc của ĐT Việt Nam hay bản thân Công Phượng. Đẳng cấp của họ quá mức vượt trội so với tầm mà bóng đá nước nhà có thể tưởng tượng ra.

Nói một cách trần trụi và đơn giản, Công Phượng đá từ đầu hiệp 1, đầu hiệp 2 hay 5 phút cuối thì cũng thế.

Chắc chắn tiền đạo này có đá thế chứ đá nữa cũng khó học thêm được gì, có chăng thì là những giờ phút hoa mắt, chóng mặt với tốc độ, kĩ năng và cách chơi bóng của các siêu sao Man City.

Tuy nhiên, khi ngồi ở ngoài sân, xem đối thủ khởi động, xem cách họ chơi bóng, đi bộ, cho đến cách người ta chờ đợi ở trên băng ghế dự bị cũng là một cách giúp Công Phượng so sánh, nhìn nhận lại mình xem bản thân đang đứng ở đâu.

Ngoài ra, trong đội hình Man City còn có đồng môn của anh là Jason Denayer - ngôi sao trưởng thành từ học viện JMG Bỉ (2008-2013). Hồi Hè 2012, cầu thủ này từng tới Hàm Rồng để ăn tập với Công Phượng trong nhiều tháng.

Tiền đạo trẻ Việt Nam có thể nhìn vào kết quả của người bạn cũ mà có sự cố gắng phấn đấu nhiều hơn cho sự nghiệp.

Công Phượng đổi áo với đồng môn

Công Phượng đổi áo với đồng môn

Anh sẽ học được đúng điều mình cần học bằng những giờ phút ngồi quan sát, theo dõi và nhập tâm với tư duy chơi bóng đúng chuẩn Premier League.

Có thể dụng ý của Miura là như thế, để Công Phượng được tận mắt chiêm ngưỡng bóng đá Châu Âu, không bị ngỡ ngàng như những đàn anh đang lăn xả trong sân. Anh sẽ tự biết được mình cần làm gì trong khoảng thời gian hơn 5 phút góp mặt.

Công Phượng đang phải gánh gồng những trọng trách quá đỗi nặng nề so với một cầu thủ 20 tuổi.

Đến cả khi anh đứng dậy khởi động cũng khiến khán giả hò reo mừng rỡ, áp lực nhường ấy nếu không vững tinh thần, giữ được đôi chân trên mặt đất, cầu thủ này biết phát triển làm sao?

Ông Miura không chiều Công Phượng phải chăng là cách rèn giũa anh, yêu thương anh một cách đúng đắn nhất trong thời điểm hiện nay?

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.