Vụ doping của Maria Sharapova: Tiền lên tiếng - gió đổi chiều

Mang trong huyết quản dòng máu Nga, thi đấu trong màu áo đội tuyển Nga, nhưng Sharapova là một người Mỹ, với sự thực dụng chiếm phần ưu thế

Mang trong huyết quản dòng máu Nga, thi đấu trong màu áo đội tuyển Nga, nhưng Sharapova là một người Mỹ, với sự thực dụng chiếm phần ưu thế. Và đây là lúc sự thực dụng lên tiếng…

Trong bài viết mang tựa đề “Không cần phải nhỏ lệ cho thiên thần sa ngã”, cây bút Euan Reedie nhắc lại một câu chuyện hồi Maria Sharapova mới 13 tuổi. Một phóng viên hỏi cô bé rằng cô muốn thắng giải Wimbledon hay 20 triệu USD.

Không chút do dự tay vợt nhí chọn Wimbledon với lời giải thích “Khi cháu đoạt được Wimbledon, nhiều triệu USD theo đấy sẽ tự đến với cháu”.

Lời nói của cô bé mới học lớp 7 ngày đấy chẳng khác nào một lời tiên tri cho chính bản thân mình, và ứng nghiệm sau đó 4 năm.


Sharapova giành Grand Slam đầu tiên.

Sharapova giành Grand Slam đầu tiên.

Tháng Bảy năm 2004, Maria Sharapova đĩnh đạc bước lên bục cao nhất tại Wimbledon sau khi đánh bại tay vợt đương kim vô địch Serena Williams 6-1, 6-4 trong trận chung kết kéo dài 73 phút.

Chắc chẳng phải nói nhiều về vế kia của lời tiên tri năm nào, khi biết rằng suốt 11 năm tính từ cái ngày định mệnh đấy, tuy chỉ giành được thêm có 4 danh hiệu Grand Slam nữa, nhưng cô gái tóc vàng này đã độc chiếm vị trí VĐV nữ có thu nhập cao nhất thế giới hàng năm.


John J. Haggerty - luật sư của Maria Sharapova.

John J. Haggerty - luật sư của Maria Sharapova.

Giờ đây, khi phải quay cuồng trong cơn bão doping, với sự bủa vây của giới chuyên môn và các đồng nghiệp bởi những lời chỉ trích không thương tiếc, sự thực dụng lại một lần nữa được thể hiện.

Cũng theo Euan Reedie, Sharapova cực kỳ sáng suốt khi thuê một trong những luật sư hàng đầu thế giới - John J. Haggerty để “chiến đấu” cạnh mình.

Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện năm 2013, “búp bê Nga” tâm sự “Tôi tôn trọng từng đồng tiền mà mình kiếm được, bởi tôi không lớn lên trong sự giàu sang”. Còn nhớ, ngày đặt chân lên đấy Mỹ năm 1996, cha cô - ông Yuri chỉ có trong túi vỏn vẹn 700 USD.

“Nếu tôi không còn muốn chơi tennis nữa, số tiền tôi có đủ để tôi sống sung túc đến hết đời”, cô từng nói thế.

Và khi bỏ ra số tiền không hề nhỏ để thuê luật sư, mục đích của Sharapova chưa hẳn là quay lại với quần vợt, mà là giúp cô êm xuôi vượt qua scandal, để tiếp tục kiếm tiền.

Nike lập tức cắt hợp đồng với “búp bê Nga” ngay sau khi sự việc nổ ra.

Đây là thiệt hại không thể tránh khỏi, bởi hãng dụng cụ thể thao hàng đầu thế giới này đã quá dị ứng với những scandal liên quan đến sex, giết người và doping trong những năm gần đây.

Nhưng khi John J. Haggerty “xắn tay vào cuộc”, lập tức Head, sau đó là Avon tuyên bố tiếp tục ủng hộ Sharapova, bởi họ biết, sự ra mặt của luật sư nổi tiếng này đã đảm bảo cho một chiến thắng tại pháp đình.


Nhà tài trợ Head quyết định ở lại cùng Sharapova.

Nhà tài trợ Head quyết định ở lại cùng Sharapova.

Mặc kệ cho những phát ngôn mang tính kích động cao của Andy Murray, và nhất là tay vợt nữ người Pháp Kristina Mladenovic về việc Sharapova “sống giả tạo”, John J. Haggerty “tóm” được ngay những “con át chủ bài” đủ sức “lật cán cân”.

Tay vợt huyền thoại người Mỹ Chris Evert - người nắm giữ 18 chức vô địch Grand Slam ngày hôm qua đã lên tiếng rằng tay vợt người Nga chỉ nên nhận án phạt cấm thi đấu dưới 1 năm.

Quan trọng nhất, sau đó 1 ngày, lên tiếng trên tờ Time, CEO của WTA - Steve Simon đã gọi vụ việc Sharapova dính phải doping là “một lỗi lầm lương thiện”.

Bản án vẫn còn phải chờ đến quyết định cuối cùng của ITF, khi giá trị của sự thực dụng và đồng tiền lên tiếng, gió đã đổi chiều.

Có lẽ Sharapova sẽ đạt được điều mình mong muốn - một án phạt nhẹ, đồng nghĩa với một cuộc “hạ cánh an toàn”, không những cho sự nghiệp thể thao, mà còn cho danh tiếng và hình ảnh của một Nữ hoàng quần vợt

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.