2 bé trai bị nhốt trong chiếc lồng đặt ở bên đường, ai cũng hốt hoảng nghi bị bắt cóc và sự thật còn gây tranh cãi hơn

Hai đứa trẻ ngác ngơ túm lấy khung của chiếc lồng sắt giữa chợ. Xung quanh nhiều người qua lại nhưng không ai có phản ứng gì.

Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc lan truyền video gây tranh cãi khi hai cậu bé bị cha mẹ nhốt trong chiếc lồng bằng kim loại ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam.

Trong đoạn video, hai cậu bé đứng trong chiếc lồng đồng thời là xe ba bánh, trong một phiên chợ nhộn nhịp. Chiếc xe đậu giữa dòng người mua bán hàng và nếu không ai biết lý do thì đều nghĩ rằng 2 bé bị bắt cóc. Thực tế, một số người dân địa phương cho biết cha mẹ các em làm cách này để ngăn con đi lang thang, bị lạc.

2 bé trai bị nhốt trong chiếc lồng đặt ở bên đường, ai cũng hốt hoảng nghi bị bắt cóc và sự thật còn gây tranh cãi hơn-12 bé trai bị nhốt trong chiếc lồng đặt ở bên đường, ai cũng hốt hoảng nghi bị bắt cóc và sự thật còn gây tranh cãi hơn-2

Một số người dân địa phương cho biết cha mẹ các em làm cách này để ngăn con đi lang thang, bị lạc.

"Đây là phiên chợ nông thôn. Cha mẹ nhốt bọn trẻ trong đó có lẽ vì sợ bọn trẻ chạy lung tung có thể bị bắt cóc", một phụ nữ nói.

Theo Dahe News, vụ việc đã được báo cáo cơ quan chức năng nhưng lãnh đạo thành phố Lạc Dương vẫn chưa có tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, clip đã gây ra sự bức xúc trong dư luận khi được chia sẻ trên một số tờ báo trong nước. Nhiều người chỉ trích cách trông trẻ này là không thể chấp nhận, có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. "Tôi thấy chỉ có động vật mới bị nhốt thế này, hai đứa trẻ có phải con ruột của họ không vậy", một người mẹ đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, một số người bày tỏ sự thông cảm với biện pháp mà cha mẹ hai đứa nhỏ sử dụng, cho rằng do bận rộn làm ăn, không có thời gian trông con, họ buộc phải dùng cách này. Những bình luận này cho rằng đây là một cách làm an toàn, hiệu quả.

"Nhốt chúng thế này an toàn hơn rất nhiều. Nếu chúng bị bắt cóc, họ có thể vĩnh viễn không gặp lại con. Làm cha mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng", người này nói.

"Đây chỉ là một cách bảo vệ con thôi. Chẳng cha mẹ nào muốn làm điều này, nhưng có thể thông cảm được", một người khác bình luận.

Dạy trẻ những kỹ năng phòng bị khỏi nguy cơ bị bắt cóc

Dù có lo lắng bao nhiêu đi chăng nữa thì trong thực tế, cha mẹ cũng không thể suốt ngày khư khư giữ con bên mình. Thay vì vậy, hãy trang bị những kỹ năng cần thiết để con có thể ứng phó kịp thời khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ từ những người không quen biết.

2 bé trai bị nhốt trong chiếc lồng đặt ở bên đường, ai cũng hốt hoảng nghi bị bắt cóc và sự thật còn gây tranh cãi hơn-3


Những trường hợp trẻ bị bắt cóc đa số đều có chung một đặc điểm là trẻ tách riêng khỏi người thân để chơi. Chính vì vậy, kỹ năng đầu tiên mà phụ huynh nên dạy con là không đi ra ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ đồng thời giúp trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân.

Trẻ cũng cần được bày cách nhận biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: Thầy cô giáo, chú công an, bác bảo vệ cơ quan… để khi gặp tình huống nguy hiểm có thể trông cậy, nhờ vả.

Ngoài ra, cần giáo dục trẻ không được nói chuyện, đi theo hoặc nhận đồ vật của người lạ mặt. Nếu có ai đó trẻ không quen nhưng lân la tiếp cận, hỏi chuyện, cho quà, phải chạy trốn ngay lập tức và kể lại sự việc cho cha mẹ.

Dạy trẻ hét, gào khóc thật to để gây sự chú ý và tìm kiếm sự cầu cứu khi bị người lạ kéo đi. Những cụm từ mà trẻ nên hét lên là: "Bắt cóc", "cứu cháu với"... Đồng thời, trẻ hãy cắn, đá, cào, cấu vào kẻ đó rồi vùng mạnh và bỏ chạy.

Thỉnh thoảng bố mẹ cần phải xây dựng các tình huống giả định tốt – xấu, từ đó dạy cách ứng xử và rèn luyện thường xuyên để hình thành cho trẻ những kỹ năng đối phó trước nguy cơ bị bắt cóc.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/2-be-trai-bi-nhot-trong-chiec-long-dat-o-ben-duong-ai-cung-hot-hoang-nghi-bi-bat-coc-va-su-that-con-gay-tranh-cai-hon-162200311192851375.htm

Cách dạy con

bắt cóc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.