Bé trai 9 tuổi mắng mẹ chỉ vì một bát cháo: Khi trẻ không hiểu lòng biết ơn thì cha mẹ nên làm gì?

Dạy trẻ lòng biết ơn ngay từ lúc còn nhỏ không chỉ giúp con hình thành nhân cách tốt mà còn có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, sống có tình nghĩa khi lớn lên.

Mới sáng sớm nhà hàng xóm khu tôi ở tại một khu tập thể cũ tại Hà Nội đã gây ầm ĩ láng giềng. Nghe tiếng cậu bé 9 tuổi la hét mắng mẹ chỉ vì một bát cháo khiến ai cũng ngán ngẩm. Thì ra sáng sớm mẹ của cậu bé chuẩn bị món cháo cho con ăn đi học, nhưng cậu không thích cháo nên đã lớn tiếng với mẹ. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên đứa trẻ này mắng bố mẹ. Mỗi khi cha mẹ làm gì mà cậu không vừa ý thì sự việc thường xảy ra như vậy.

Trên thực tế, không ít cha mẹ muốn làm cho con những điều tốt đẹp nhất mà không đòi hỏi lại điều gì nhưng lại vô tình làm hại con mình. Có một số trẻ được chăm sóc quá kĩ càng, nên tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ", không hiểu được lòng biết ơn. Đối với trẻ con, mọi thứ quá dễ dàng nên tự nhiên chúng không biết được giá trị của mọi thứ mình đang có.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, yêu thương con cái là bản năng của mỗi bậc cha mẹ, nhưng không thể lấy đó làm phương pháp giáo dục. Sự vô ơn của con cái một phần cũng do cách giáo dục chưa đúng cách của gia đình và cha mẹ. Bởi vậy, khi yêu một đứa trẻ, bạn hãy là dạy chúng lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ để giúp con hình thành nhân cách tốt, ứng xử văn minh và sống có trách nhiệm lúc trưởng thành.

Bé trai 9 tuổi mắng mẹ chỉ vì một bát cháo: Khi trẻ không hiểu lòng biết ơn thì cha mẹ nên làm gì?-1

Cha mẹ có thể dạy trẻ lòng biết ơn thông qua những việc làm sau đây:

1. Nói lời cảm ơn nhiều hơn

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể nói lời cảm ơn nhiều hơn để tạo môi trường yêu thương và thấu hiểu lòng biết ơn đối với con cái. Ví dụ, khi nhận được giúp đỡ của con, cha mẹ nên nói "cảm ơn con đã giúp...". Nói những lời như vậy hàng ngày đồng nghĩa với việc bạn đang dạy con biết ơn đúng cách. Hãy để trẻ lớn lên trong môi trường biết ơn, sự ảnh hưởng tinh tế này sẽ giúp ích rất nhiều cho con trong tương lai.

2. Cho con tham gia làm việc nhà

Bạn có thể cho con học làm một số việc nhà trong khả năng của chúng, để chúng hiểu được những khó khăn của người khác đã trải qua. Điều đó sẽ khiến chúng tỏ ra biết ơn hơn. Ví dụ bạn hãy cho con tham gia vào quá trình nấu ăn của bạn. Con có thể thích hoặc không tích nhưng dẫu sao chúng cũng sẽ đánh giá cao công sức của cha mẹ.

Bé trai 9 tuổi mắng mẹ chỉ vì một bát cháo: Khi trẻ không hiểu lòng biết ơn thì cha mẹ nên làm gì?-2

3. Để trẻ học cách chịu trách nhiệm

Rất nhiều cha mẹ chăm sóc con từng li từng tí và không muốn cho con làm bất cứ điều gì. Điều này quả là sai lầm. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ hãy để trẻ học cách chịu trách nhiệm về bản thân. Khi trẻ đối mặt với những việc mà chúng có thể tự mình hoàn thành, cha mẹ hãy để trẻ hoàn thành một cách độc lập. Nếu trẻ rèn luyện được tính độc lập, khả năng tự chăm sóc bản thân thì sẽ cảm nhận được nỗi vất vả của cha mẹ và biết ơn sự giúp đỡ của họ.

4. Giáo dục vừa mềm mỏng vừa mạnh mẽ

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ muốn gì được nấy sẽ không biết quý trọng những gì chúng đang có. Cha mẹ nên dạy trẻ hiểu rằng, cần phải nỗ lực cố gắng mới có được thứ mình muốn. Việc làm này khiến trẻ có ý thức hơn về lòng biết ơn.

Bé trai 9 tuổi mắng mẹ chỉ vì một bát cháo: Khi trẻ không hiểu lòng biết ơn thì cha mẹ nên làm gì?-3

5. Chia sẻ câu chuyện về lòng biết ơn

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể thường xuyên kể cho con về những gì bạn biết ơn và giải thích lý do cho con hiểu. Lâu dần, hành động này sẽ tạo thói quen tốt cho trẻ, nuôi dưỡng lòng biết ơn và khiến chúng hiểu được giá trị cuộc sống khi trưởng thành.

 

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.