- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con bị bắt nạt ở trường, nhiều người "kiện" giáo viên hoặc đánh trả, ông bố này chỉ dùng 1 câu nói duy nhất nhưng hiệu quả vô cùng
"Tôi nên làm gì nếu con tôi bị bắt nạt ở trường"? Nhiều bậc cha mẹ có thể đã gặp phải những vấn đề tương tự, nhưng những lựa chọn mà họ đưa ra trong lúc nóng giận có thể không sáng suốt.
- Con trai liên tục bị bạn cùng lớp bắt nạt, người cha tung chiêu độc giúp cậu bé lật ngược tình thế
- Hiền Thục - bà mẹ gây tranh cãi nhất showbiz Việt: Bị anti chỉ trích dạy hư con và lời đáp trả khiến đối phương cứng họng
- Quách Ngọc Ngoan tiết lộ sở thích chuẩn 'con nhà nòi' cực đáng yêu của con gái chung với Phượng Chanel
Con của Tiểu Lệ (Trung Quốc) ốm yếu và sống nội tâm, không hiểu sao lại chọc tức một bạn cùng lớp bên cạnh và bị đánh hội đồng. Thấy con bị bắt nạt, Tiểu Lệ nhanh chóng tìm gặp giáo viên để trình bày sự việc. Giáo viên cũng đã gọi những bạn học bị đánh đến văn phòng, phê bình nghiêm khắc và yêu cầu xin lỗi. Nhưng ngay sau khi rời khỏi văn phòng giáo viên, những "bạo chúa học đường" này lại tiếp tục đe dọa con của Tiểu Lệ rằng "vấn đề này không bao giờ kết thúc", và "hãy chờ xem".
Sau khi nghe xong sự việc, Tiểu Lệ không khỏi tức giận, nói thẳng với đứa trẻ: "Lần sau nếu gặp phải chuyện như thế này, con hãy đánh lại cho mẹ".
Nhiều bậc phụ huynh có thể đưa ra lựa chọn tương tự như Tiểu Lệ. Khi thấy rằng thầy cô không thể giải quyết vấn đề từ căn nguyên, họ chọn cách để con mình "đánh lại". Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ, không khó để nhận ra rằng việc để một đứa trẻ đánh trả sau khi bị bắt nạt có lẽ là một cách xử lý sai lầm hơn cả.
1. Để bọn trẻ quen với việc "bạo hành"
Trước hết, cha mẹ dạy con cách xử lý này, có nghĩa là họ đang nói với trẻ rằng phương pháp này là đúng, để trong tiềm thức trẻ nghĩ rằng "bạo lực có điều khiển bằng bạo lực" là không có vấn đề gì.
2. Dễ bị bắt nạt nghiêm trọng hơn
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến trẻ bị bắt nạt là do chúng có vẻ "dễ bị kích động" điều này khiến những đứa "đầu gấu" càng đánh đập và làm tổn thương trẻ nghiêm trọng hơn.
3. Dễ dàng làm tổn thương cả hai bên
Các con tuy còn nhỏ nhưng khi thực sự ra tay thì sức tấn công không hề nhẹ, nếu hai bên thực sự đánh nhau thì rất dễ xảy ra thương tật.
Tôi nên làm gì nếu con tôi bị bắt nạt? Dạy con nói câu này hiệu quả hơn!
Trung tâm nghiên cứu thanh thiếu niên Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc với 5864 học sinh ngẫu nhiên, trong đó 32,5% học sinh thỉnh thoảng bị bắt nạt, 6,1% học sinh thường xuyên bị bắt nạt. Có thể nói gần 40% học sinh tiểu học đã từng bị bắt nạt.
Làm gì khi con bị bắt nạt là câu hỏi khó với nhiều phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Vậy cha mẹ nên làm gì sau khi trẻ bị bắt nạt? Lão Miêu, một ông bố sinh năm 1980 ở Hồng Kông đã chia sẻ cách xử lý khi con bị bắt nạt chỉ với một câu nói và được nhiều phụ huynh đồng tình.
Trong quá trình dạy con, ông dặn các con rằng nếu bị người khác bắt nạt thì hãy cố gắng trấn tĩnh, sau lưng còn có cha mẹ, phải hét thật to và dứt khoát câu này: "Các bạn đừng ăn hiếp tôi nữa, nếu không tôi sẽ đánh trả!". Dạy con đếm từ 1 đến 10 để giữ bình tĩnh, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt và nói như trên. Luyện tập với con cho đến khi con có thể nói một cách cương quyết.
Câu này có thực sự hiệu quả không? Câu trả lời là có. Trước tiên, cha mẹ nói với trẻ rằng mình sẽ hỗ trợ trẻ vô điều kiện và cho trẻ đủ can đảm để trẻ chống lại khi bị bắt nạt. Ngoài ra, việc nói to câu này có thể thu hút sự chú ý của người khác khiến những kẻ bạo hành "ném đá giấu tay" chột dạ, bình tĩnh suy nghĩ về hậu quả do chính mình gây ra để chấm dứt hành vi sai trái.
Điều quan trọng nhất là câu này thể hiện rõ bé sẽ đánh trả chứ không phải chỉ biết cam chịu, thông điệp gửi tới đối phương ở đây chính là: "Tôi không phải là quả hồng mềm, tôi sẽ chống trả quyết liệt", đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề từ gốc rễ.
Ngoài ra, tự mình nói câu này là một mắt xích rất quan trọng, cho thấy trẻ chỉ thực sự đang chống trả vì bị bắt ép, cho nên dù hai bên có xảy ra việc động tay động chân thì khi xử lý tranh chấp sau này, việc tự vệ của trẻ sẽ là hợp lý.
Để thực sự tránh cho trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ vẫn nên rèn luyện thân thể cường tráng cho trẻ, giúp trẻ tự tin giao tiếp và kết bạn nhiều hơn để tự bảo vệ mình
Tất nhiên, dạy trẻ nói câu này chỉ là đề phòng, để thực sự tránh cho trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ vẫn nên rèn luyện thân thể cường tráng cho trẻ, giúp trẻ tự tin giao tiếp và kết bạn nhiều hơn để tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó cũng cần cho trẻ biết không có gì xấu hổ nếu con cảm thấy sợ người bắt nạt, hoặc khi đi ra chỗ khác và nói với người lớn để được giúp đỡ. Tình huống bắt nạt có thể leo thang, và giữ an toàn quan trọng hơn giữ thể diện.
Tất nhiên, nhiệm vụ của phụ huynh là bảo vệ con. Hướng dẫn con bảo vệ mình, gọi điện cho thầy cô giáo hoặc hiệu trưởng. Đừng làm con cảm thấy con phải xử lý việc bị bắt nạt một mình. Kể cả khi không tổn thương thể xác, con cũng đang bị tổn thương tinh thần một cách sâu sắc. Nếu trường không thể bảo vệ con, có thể xem xét việc chuyển trường.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ8 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.