Cuộc trò chuyện giữa 2 cha con khiến nhiều bậc cha mẹ suy ngẫm về việc ép con học

Khám phá tầm quan trọng của kiên trì trong học tập và giáo dục sớm cho trẻ em.

Đây là một cuộc đối thoại mà nhiều gia đình có thể gặp phải:

Ngày hôm đó:

Con: Con không muốn học nhảy nữa.

Bố: Tại sao thế?

Con: Nhảy mệt quá, phải tập luyện hằng ngày, con muốn học hát.

Bố: Được thôi, con học cái con thích nhé.

1 tháng sau:

Con:Con không muốn học hát nữa.

Bố: Sao thế?

ConHát đến khàn cả giọng mà vẫn không hay, con muốn đi chơi.

Bố: Thôi được rồi, con còn nhỏ, ở tuổi này nên chơi. Bố mẹ không ép con đâu.

10 năm sau:

Cô giáo: Chúng ta sẽ tổ chức buổi biểu diễn mừng năm mới, mỗi bạn đăng ký một tiết mục.

Con: Thưa cô, con không biết làm gì cả.

Cô: Vậy con phụ trách quét dọn vệ sinh nhé.

Bố: Buổi biểu diễn năm mới rất vui mà, sao con không tham gia tiết mục nào vậy?

Con: Con không biết gì cả, làm sao lên sân khấu được? Tại sao lúc trước mọi người không dạy con một kỹ năng nào?

Bố: Lúc trước con không muốn học mà, sao lại đổ lỗi cho mọi người?

Con: Con còn nhỏ nên không hiểu, chứ bố lớn rồi ít nhiều phải hiểu chứ.

Bố sững sờ không nói nên lời.

Đây là một tình huống rất phổ biến trong các gia đình.

Cuộc trò chuyện giữa 2 cha con khiến nhiều bậc cha mẹ suy ngẫm về việc ép con học-1

Có một câu nói rất hay: “Tại sao lúc trước không ép con một chút?”.

Có đến 99% trẻ em từng nói với bố mẹ rằng, chúng không muốn học. Và thực tế, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng thường không thích học.

So với việc “thích học” thì “ghét học” có lẽ mới là bản năng của con người.

Nhưng liệu chúng ta có thể vì thế mà “tôn trọng” ý kiến của con cái không? Câu trả lời là không thể. Bởi vì đó là một hành động thiếu trách nhiệm đối với tương lai của con.

Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng: Yếu tố quyết định tương lai của một đứa trẻ không phải là chỉ số IQ mà là sự kiên trì.

Nhưng trẻ con thì làm sao hiểu được những điều sâu xa này?

Trẻ chỉ quan tâm đến niềm vui trước mắt, chúng không hề biết những người không chịu học tập sẽ phải trải qua bao nhiêu khó khăn và vất vả trong tương lai.

Nếu ngay từ đầu, chúng ta đã dễ dàng nhượng bộ trước sự lười biếng của con, rất có thể sau này con sẽ hối hận vì đã không kiên trì. Và phận làm cha mẹ cũng sẽ cảm thấy áy náy vì đã không ép con học hành.

Tầm quan trọng của giáo dục sớm

Trẻ con không có tầm nhìn xa nhưng cha mẹ phải có

Nhà kinh tế học người Mỹ James J. Heckman đã chứng minh bằng các số liệu thống kê rằng:

Nếu đầu tư vào giáo dục sớm cho trẻ 0-3 tuổi sẽ nhận được 18 lần lợi nhuận.

Đầu tư vào trẻ 3-4 tuổi sẽ nhận được 7 lần lợi nhuận.

Đầu tư vào cấp tiểu học sẽ nhận được 3 lần lợi nhuận.

Đầu tư vào đại học chỉ nhận được 1 lần lợi nhuận.

 

Cuộc trò chuyện giữa 2 cha con khiến nhiều bậc cha mẹ suy ngẫm về việc ép con học-2

Khi lớn lên, bạn sẽ hiểu rằng trên đời có những thứ quan trọng hơn kiếm tiền, đó chính là thế giới tinh thần của một con người.

Nỗ lực học tập, làm giàu thế giới nội tâm sẽ giúp bạn hình thành nên những phẩm chất và nhân cách tốt đẹp hơn, trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Tầm quan trọng của sự tập trung và cách giúp trẻ tập trung

Trẻ con khó tập trung nhưng cha mẹ phải tập trung

Nhiều phụ huynh cho con đi rất nhiều lớp học thêm đắt tiền nhưng kết quả lại không được như mong đợi.

Một người mẹ có con đỗ vào đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) chia sẻ: “Khi con tôi làm bài tập về nhà, tôi luôn ở bên cạnh con và học cùng con”.

Nhiều phụ huynh khác sẽ nói: “Tôi cũng ngồi cạnh con khi con làm bài tập”.

Nhưng trước tiên, các bậc phụ huynh hãy tự hỏi mình xem đã làm được những điều này chưa:

- Khi con làm bài tập, bạn có tắt tiếng video không?

- Khi con ôn bài, bạn có ngừng lướt TikTok không?

- Khi con đang ôn thi, bạn có đi chơi hoặc tụ tập không?

Nhiều phụ huynh cũng ngồi cùng con làm bài nhưng chỉ là ngồi cho có lệ, họ không hề quan tâm đến bài tập của con khó dễ như thế nào.

Nguyên nhân gốc rễ khiến trẻ không muốn học là do chúng gặp khó khăn, càng học càng nản, càng nản càng dễ bị phân tâm, dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

Điều cha mẹ cần làm chỉ là: Mỗi tối cùng con giải quyết những bài tập trong ngày.

- Hỏi con hôm nay có bao nhiêu bài tập về nhà?

- Hỏi con bài tập nào khó nhất?

- Hỏi con định làm bài từ đâu?

 

Cuộc trò chuyện giữa 2 cha con khiến nhiều bậc cha mẹ suy ngẫm về việc ép con học-3

Nếu con đang hào hứng, hãy để con làm bài khó trước. Nếu con đang mệt mỏi, hãy để con làm những bài tập đơn giản trước.

Trong quá trình này, chỉ cần yêu cầu con một điều duy nhất đó là tập trung. Trong 30 phút này, con chỉ làm bài tập này, làm xong rồi mới làm bài khác. Không được làm qua loa, phải suy nghĩ kỹ trước khi làm và kiểm tra lại sau khi hoàn thành.

Dù làm bất cứ việc gì, cũng vậy thôi, bỏ cuộc rất dễ nhưng kiên trì lại rất khó.

Việc học môn gì không quan trọng bằng việc dạy con cách kiên trì, rèn luyện cho con khả năng vượt qua khó khăn. Những thói quen học tập tốt sẽ theo con suốt cuộc đời.

Thực tế, nếu cha mẹ để ý một chút đến những người thành công trong các lĩnh vực khác nhau, chúng ta sẽ thấy rằng họ không phải là những người thông minh nhất hay giàu có nhất, mà họ là những người hiểu rõ giá trị của việc học tập không ngừng.

Đừng để con cái lựa chọn hưởng thụ khi chúng ở độ tuổi cần nỗ lực nhất.

Theo Người đưa tin


cha mẹ

Dạy con


Bác sĩ chỉ cách giữ ấm cho trẻ trong mùa đông
Thời tiết lạnh giá của mùa đông có một số ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu và cơ chế điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc giữ ấm đúng cách cho trẻ là điều mà cha mẹ cần lưu tâm.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.