- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cả 3 người này đều được mệnh danh là "con nhà người ta" nhưng kết cục cực kỳ bi thảm: Cha mẹ cần nhìn và rút kinh nghiệm
Vì sao "con nhà người ta" cũng gặp bi kịch?
Trần Lập Nhân, kỹ sư làm việc tại Google từng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa đánh chết vợ; Tôn Vệ Đông, một tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Phúc Đán trở thành người ăn xin, sống lang thang ở Mỹ suốt 16 năm; Ngô Tạ Vũ, được tuyển thẳng vào Đại học Bắc Kinh trở thành kẻ giết mẹ - Đây là 3 vụ việc gây chấn động dư luận không chỉ ở Trung Quốc mà cả thế giới những năm gần đây.
Cả Trần Lập Nhân, Tôn Vệ Đông và Ngô Tạ Vũ đều là "con nhà người ta", sở hữu thành tích học tập xuất sắc, nổi trội. Vậy vì nông nỗi nào mà "con nhà người ta" lại sa ngã như vậy? Để làm sáng tỏ điều này, các chuyên gia giáo dục đã thảo luận và chỉ ra rằng, bi kịch bắt nguồn từ các khía cạnh sau:
Khen ngợi quá mức giống như thuốc độc, dễ khiến trẻ hình thành tính cách tự ái!
Trần Lập Nhân và Ngô Tạ Vũ thời đi học đều là những học sinh xuất sắc; chắc hẳn họ thường xuyên nhận được những lời khen ngợi quá mức từ cha mẹ và mọi người xung quanh. Những lời khen ngợi này giống như thuốc độc, dễ khiến trẻ phát triển tính tự ái.
Từ trái qua phải: Trần Lập Nhân, Tôn Vệ Đông và Ngô Tạ Vũ
Tính cách tự ái khiến trẻ vui vẻ, kiêu ngạo nhưng một khi gặp thất bại sẽ khó chấp nhận và gặp phải vấn đề tâm lý, chẳng hạn như chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Khi không còn được khen ngợi quá mức, những cảm xúc tiêu cực tích lũy có thể dễ dàng chuyển sang thành tổn thương tâm lý, một khi có chuyện gì xảy ra, tổn thương tâm lý chồng chất sẽ được kích hoạt, cảm xúc rất dễ bùng nổ, dẫn đến xảy ra hành vi tàn nhẫn.
Là cha mẹ, bạn không nên suốt ngày khen ngợi con mà còn cần phải dạy con cách vượt qua thất bại, nghịch cảnh. Đừng khen ngợi thành tích mà phải khen ngợi cả những nỗ lực, sự chăm chỉ của con.
Ngoài việc chú trọng rèn luyện chỉ số IQ và EQ, đừng bỏ bê việc giáo dục con về chuyện tình cảm!
Nhiều bậc cha mẹ rất coi trọng việc rèn luyện chỉ số IQ và EQ cho con gái nhưng lại thường quên dặn dò, dạy dỗ con trong chuyện tình cảm. Chẳng hạn như: Làm sao để nhận biết những gã tồi, làm sao để tránh/thoát khỏi một mối quan hệ không lành mạnh,...
Trong một cuộc tranh cãi, về mặt cảm xúc, liệu con bạn có đang bị đối phương thao túng tâm lý hay không, có sử dụng những ngôn từ xúc phạm?,... Về mặt lợi ích, điểm mấu chốt trong hành vi của đối phương là gì? Đối phương có đang lợi dụng, chiếm đoạt tài sản không?,...
Đằng sau những sai lầm của học sinh giỏi, đó là nhu cầu bên trong bị bỏ qua vì kết quả xuất sắc!
Từ một số vụ việc cực đoan xảy ra gần đây, có thể nhận thấy, nhiều người có xu hướng bỏ qua những nhu cầu bên trong của trẻ và chỉ chăm chăm vào kết quả học tập xuất sắc. Kết quả là nhiều đứa trẻ được đào tạo, có một tấm bằng đẹp, kiến thức lớn, nhưng trái tim lại trống rỗng và tâm lý nhiều vấn đề.
Một giáo sư tài chính tại một trường đại học nổi tiếng ở Mỹ nói rằng, ban đầu ông nghĩ sinh viên Trung Quốc giỏi Toán, thông minh, chịu khổ tốt nên đã trao tặng rất nhiều học bổng. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra, một số sinh viên có thể kiếm được việc làm tốt ở phố Wall nhưng sau đó họ cảm thấy sứ mệnh cuộc đời mình đã hoàn thành và không còn trau dồi bản thân, không chịu tiến bộ nữa.
Thay vì chỉ chăm chăm vào việc học, trẻ cần được khuyến khích phát triển các sở thích, tiềm năng của bản thân, từ đó tìm ra mục tiêu, con đường phù hợp với bản thân. Trong quá trình này, cha mẹ cần ở bên cạnh động viên, khuyến khích trẻ. Sự tiến bộ của trẻ sẽ không chỉ dừng ở tấm bằng tốt nghiệp mà sẽ kéo dài suốt cuộc đời.
Những đứa trẻ xuất sắc, thần đồng có xu hướng nhạy cảm hơn và dễ trở nên vô cảm
Một nghiên cứu chỉ ra, môi trường phát triển không phù hợp là nguyên nhân chính khiến những thần đồng thường xuyên gặp phải những vấn đề tâm lý. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ Alice Miller cho rằng những đứa trẻ có năng khiếu thường nhạy cảm và có nhận thức về mặt cảm xúc cao hơn những đứa trẻ khác.
Điều này có nghĩa, các em sẽ ngày càng cố gắng làm hài lòng cha mẹ, và thường bỏ qua cảm xúc, nhu cầu của bản thân. Dần dần các em dễ rơi vào trạng thái vô cảm. Khi trưởng thành, các em có nhiều khả năng bị khủng hoảng và quen với việc đạt được sự công nhận bằng cách làm hài lòng người khác.
Để tránh xa bạo lực gia đình, không thể chỉ dựa vào sự kiên nhẫn mà còn cần phải hiểu rõ luật pháp!
Nhiều người cho rằng chuyện gia đình không phải là "vấn đề hình sự", rằng vợ chồng, cha mẹ xô xát là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để tránh những bi kịch xảy ra, mỗi cá nhân ngay từ nhỏ cần được phổ biến luật pháp để biết được điều gì nên, không nên và biết cách giải quyết bạo lực gia đình.
Theo Phụ nữ mới
-
Làm mẹ9 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ13 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ16 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.