- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ sai làm việc nhà, cậu bé trợn mắt quát “Đồ ích kỷ” và câu chuyện phía sau khiến phụ huynh suy ngẫm
Đứa trẻ khoảng 10 tuổi, trong cơn giận dữ còn đánh cả em út, thậm chí bảo em “Chết đi”.
- Tuổi 50, tôi giật mình nhận ra: Không dạy con 3 điều này từ sớm thì về già khó lòng sống yên vui
- 6 hành vi của trẻ từ thuở nhỏ gây tác hại cực lớn cho tương lai, cha mẹ cần uốn nắn ngay kẻo hối không kịp
- Con khoe bữa trưa ở trường mẫu giáo rất ngon, ngày nào cũng hết 2 bát lớn, mẹ sốc nặng khi nhìn ảnh thực tế
Nuôi dạy được những đứa trẻ vui vẻ, chăm chỉ học bài, tự giác làm việc nhà có lẽ là ước mơ của nhiều phụ huynh. Được rèn luyện từ nhỏ, chúng có thể sẽ có tính cách độc lập, biết tự chăm sóc bản thân và người khác khi lớn lên.
Nhưng hành trình rèn con không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có đôi khi, cha mẹ vấp phải sự phản ứng dữ dội của con, dù đang muốn tốt cho trẻ. Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Liên (Văn Lâm, Hưng Yên) và cậu con trai lớn (khoảng 10 tuổi) được chương trình thực tế “Cha mẹ thay đổi” do VTV7 thực hiện đã khiến nhiều người tái hiện ký ức tuổi thơ.
Con mắng mẹ, đánh em khi phải làm việc nhà: Đứa trẻ hư hay mẹ dạy sai cách?
Chị Liên muốn rèn giũa cậu con trai lớn biết làm việc nhà, nên thường sai cậu bé phơi quần áo, nấu cơm, rửa bát. Việc gì con chưa biết, chị sẽ hướng dẫn qua rồi bắt con làm.
Trong một lần sai con đi phơi quần áo, cậu bé phản ứng lại. Cuộc hội thoại sau đây diễn ra khá gay gắt, bắt đầu từ việc chị Liên lên giọng, chỉ vào mặt con:
- Đi phơi quần áo, nhanh!
- Mẹ là đồ nói dối. (Đứa trẻ gào khóc)
- Phơi không? Có phơi không? Nhanh! Không tí tao cho mày ăn đòn đấy!
- Mẹ đi mà phơi quần áo, con còn lâu. Phơi quần áo có ích gì? Phơi cho mẹ, mẹ chẳng cho cái gì. Tốn sức. (Cậu bé vẫn khóc i ỉ, vừa đi lên tầng vừa vùng vằng)
Chị Liên và con trai thường có các cuộc hội thoại khá căng thẳng
Nhìn thấy em út đang đứng trên cầu thang, cầu bé vừa khóc vừa đánh vào người em, khiến đứa trẻ khóc ré lên. Chị Liên tức giận lao lên cầu thang, quát: “Thằng bé nó làm cái gì mà đánh nó”. Cậu con lớn gào to: “Cho nó chết luôn đi! Đập chết thằng bé đi!”.
Trong khi chị Liên chạy vội lên ôm, vỗ về cậu con út, người anh gạt nước mắt, lên tầng trên phơi quần áo cho mẹ.
Chị Liên cười ngượng, lý giải rằng con trai lớn rất hay tị nạnh với em, và “lúc này là lúc thể hiện bản chất đây”, khi nghe thấy tiếng đập phá trên tầng.
Người mẹ khá bất lực mỗi khi con cãi, "nổi loạn"
Ở trên phòng phơi đồ, cậu bé vùng vằng ném quần áo, tự đánh mình, chui vào một xó tối và khóc. Cậu thổ lộ, cậu cảm thấy chán, tức giận vì suốt ngày phải làm việc nhà giúp mẹ. Cậu bé cũng thường xuyên cãi lại mẹ, chống đối mẹ mỗi khi bị ép làm việc nhà.
Cậu bé khóc lóc, tức giận, tự đánh mình sau khi đánh em
Một lần khác, chị Liên bảo con đi rửa bát. Người bố đang nằm trên võng xem điện thoại, mắt không rời màn hình, nói vọng: “Mẹ rửa bát cho nó đi!”. Chị Liên không chịu, khăng khăng bắt con trai lớn phải rửa bát. Hai đứa em giữa cũng hùa theo mẹ, bảo anh: “Ra đi, rửa bát đi không mẹ đánh bây giờ”.
Vừa bê mâm bát, cậu anh vừa giận dữ quát: “Làm cho mà chẳng biết trả ơn gì, toàn chửi với mắng. Chẳng làm gì sai cũng chửi. Mẹ tự đi mà rửa”.
Chị Liên cũng tức giận vì con cãi mình, quay lưng bỏ đi. Cậu con trai vừa khóc vừa làu bàu: “Mẹ là cái đồ ích kỷ”.
Khi được mẹ yêu cầu khi mẹ yêu cầu rửa lại bát đĩa vì chưa đạt yêu cầu, cơn giận dữ của cậu con trai lớn bùng nổ. Cậu gọi mẹ là “mụ kia”, thách thức: “Không cho đi học thì đốt sách đi” và ném bát đĩa vào chậu, không tiếp tục rửa bát nữa.
Cậu nói nhiều lời nặng nề về mẹ
Đoạn video khiến nhiều người đồng cảm, thấy quen quen, vì cũng gặp tình trạng tương tự với con mình. Một số người mẹ cho biết, họ bối rối, bất lực khi con cãi lại, nói hỗn, và chỉ còn cách quát, đánh để con nghe lời.
Nhưng cũng có người cảm thấy xót xa, nhìn thấy mình trong hình ảnh của bé trai:
- "Câu chuyện này làm tôi nhớ về tuổi thơ của mình. Tôi biết bố mẹ mình không phải người xấu. Họ cũng chỉ muốn tốt cho con cái thôi. Nhưng sao làm tốt được với một phương pháp sai? Nuôi dưỡng con cái theo kiểu muốn con làm theo ý mình, nhưng chẳng bao giờ để ý như cầu của con, dùng quyền lực cưỡng chế thay vì tình yêu".
- "Dạy một đứa trẻ toàn bạo lực ngôn ngữ và đòn roi, lớn lên nó sẽ có xu hướng dễ dàng làm tổn thương người khác hoặc tổn thương chính mình. Ngày xưa mình cũng bị dạy bằng đòn roi và chửi mắng, đến bây giờ mình đôi khi có những xu hướng bạo lực khi nóng giận. Mình cũng không thoải mái nói chuyện hay tâm sự với ba mẹ, rất khó để chia sẻ".
Đòn roi có phải là giáo dục, có phải là tình yêu?
Chị Liên cho biết, chị cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi ở nhà với 4 đứa trẻ. Chị muốn rèn con trai lớn làm việc nhà để hỗ trợ mình. Khi con không nghe lời, chị thường đánh con, “khi bằng que củi, lúc bằng cán chổi, dây điện, gặp cái gì là quật cái đó”.
Giáo sư Peck Cho (Đại học Korea - Hàn Quốc, Uỷ viên Hội đồng Cố vấn chính sách - Bộ Giáo dục Hàn Quốc) phân tích: “Chúng ta dùng hình phạt không phải vì đó là cách hiệu quả để khiến con tốt hơn. Chúng ta dùng hình phạt vì nó rất là tiện, chúng ta dùng lúc nào cũng được. Nó còn chẳng tốn tí tiền nào.
Nhưng quan trọng là chúng ta dùng hình phạt vì đó là cách duy nhất mà chúng ta biết. Đó là cách mà bố mẹ chúng ta đã dùng với chúng ta. Khi chúng ta còn bé, chúng ta bị bố mẹ mình đánh. Chúng ta đều biết là chẳng có chút tình yêu nào trong đòn roi cả”.
Chị thường quát, chỉ tay vào con mỗi khi ra mệnh lệnh
Nếu bé không nghe lời, chị sẽ đánh con
Chị Liên xác nhận, hồi nhỏ chị cũng bị bố mẹ đánh. Nhớ lại lúc đó, chị cho hay: “Đầu tiên cảm thấy rất tức giận, sau đó tủi thân, sau đó muốn đi một chỗ nào đó chơi. Tôi cảm thấy mình như người thừa, không phải là một thành viên trong gia đình”.
Tất cả những cảm xúc này của chị Liên cũng đang tái lặp ở cậu con trai nhỏ. Cậu bé chia sẻ, cậu không cảm thấy yêu em, không cảm thấy được bố mẹ yêu, về nhà là chán ngán.
Giáo sư Peck Cho nhấn mạnh: “Không ai cảm nhận được tình yêu thương khi bị đánh cả. Vậy tại sao chúng ta lại tin rằng chúng ta đánh con vì ta yêu chúng? Bố mẹ nghĩ rằng vì bố mẹ yêu con, bố mẹ muốn con thành công sau này, muốn con hạnh phúc sau này nên bố mẹ đánh con. Hai điều này không liên quan đến nhau”.
Cậu con trai luôn cảm thấy mẹ không yêu mình
Cách chị Liên ứng xử, dạy con trai không phải là cá biệt. Nhiều bậc cha mẹ xác nhận, họ từng được nuôi dạy theo kiểu “thương cho roi cho vọt” và vẫn trưởng thành lành mạnh, nên cho rằng đòn roi, nghiêm khắc là cần thiết. Nhưng cũng không ít người đã phải vật lộn với những tổn thương trong quá khứ, gặp khó khăn trong các mối quan hệ và xa cách với cha mẹ.
Những lời mắng mỏ và đòn roi, theo một cách nào đó, có thể uốn nắn trẻ em vào khuôn khổ. Nhưng đó không phải cách duy nhất và tốt nhất để giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn một đứa trẻ, để chúng lớn lên lành mạnh và tự tin.
Theo Đời sống & Pháp luật
-
Làm mẹ12 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ16 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ19 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.