- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Clip: Thiếu nữ gào khóc, vùng vẫy thoát khỏi nam thanh niên khi bị bắt về làm vợ
Bị chàng trai vây bắt, cô gái trẻ giãy giụa, khóc lóc thậm chí cố gắng vùng vẫy để thoát thân nhưng không được.
Cách đây vài giờ, mạng xã hội xôn xao chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô gái trẻ dân tộc bị một nam thanh niên lôi, giữ tay kéo lại với ý định bắt về làm vợ.
Clip: Cô gái gào khóc, vùng vẫy thoát khỏi nam thanh niên khi bị bắt về làm vợ. Nguồn: Facebook
Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, khi bị bắt đi, cô gái trẻ đã gào khóc. giãy giụa rất thảm thiết để phản kháng. Tuy nhiên, không ai trong đám đông can ngăn mặc dù xung quanh có rất nhiều người chứng kiến. Được biết, trong vụ cướp vợ này còn có sự chứng kiến của mẹ cô gái.
Cô gái bị chàng trai giữ tay thật chặt. Ảnh cắt từ clip
Vừa khóc lóc vừa kiệt sức vì chống cự, vùng vẫy để cố gắng thoát ra, cô gái đành ngồi bệt xuống bụi cây mặc cho nam thanh niên đang giữ chặt lấy tay mình. Đáng nói, cả cô gái và chàng trai này đều còn rất trẻ tuổi, khuôn mặt rất non nớt.
Mặc dù đông người hiếu kỳ đứng theo dõi nhưng không một ai can ngăn. Ảnh cắt từ clip
Cuối clip, phía bên kia đường cũng có một cặp đôi đang thực hiện việc bắt vợ nhưng có phần nhẹ nhàng, tình cảm hơn, không đến mức gay cấn, vật vã khóc lóc như cặp đôi trong clip.
Sau khi clip được đăng tải trên facebook, có ý kiến cho rằng đây là phong tục bắt vợ của đồng bào vùng cao. Nhiều người bày tỏ sự xót xa cho cô gái, bên cạnh đó, nhiều ý kiến thể hiện sự bất bình, cho rằng cần phải chấm dứt hành động này bởi việc bắt, ép cô gái lấy chồng là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cô gái còn quá trẻ, còn cả tương lai phía trước.
"Đây là phong tục đặc biệt của người H'Mông, có từ lâu đời rồi. Cô bé ấy càng khóc to thì chứng tỏ hôn nhân sau này sẽ càng hạnh phúc", bạn T.N nhận xét.
Còn tài khoản T.L tỏ ra bất ngờ, bình luận: "Sao lại có phong tục kì lạ như vậy chứ? Nhìn bé gái khóc lóc mà thương quá trời. Bây giờ xã hội hiện đại rồi, cần nên bỏ phong tục hà khắc như thế này đi. Dù thế nào tình yêu cũng dựa trên sự tự nguyện chứ. Ép lấy nhau thế này về với nhau liệu có hạnh phúc hay không?"
"Thương cô gái quá. Nhìn mặt em ấy còn non nớt thế kia mà đã phải về làm vợ người ta rồi. Em khóc, em phản kháng thế kia chắc vì em không đồng ý. Em ấy còn quá trẻ, còn cả tương lai phía trước. Sao có cả mẹ đẻ, cả đông người xung quanh mà không một ai ngăn cản như vậy? Dẫu sao cũng nên tôn trọng quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân của con người chứ! Tội nghiệp!", tài khoản A.Đ lên tiếng.
"Mình không hiểu rõ phong tục này của người H'Mông lắm, nhưng nhìn em bé gái khóc thét thương quá!", tài khoản H.G bày tỏ.
Hiện chưa xác định được thời gian cũng như địa điểm cụ thể xảy ra đoạn clip trên, tuy nhiên, ngay sau khi đăng tải trên mạng xã hội nó đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng với rất nhiều bình luận trái chiều.
Từ xa xưa, mỗi khi mùa xuân đến, người H'Mông lại có tục lệ "bắt vợ", có thể xem đây là một nét đẹp trong đặc trưng văn hóa hôn nhân của đồng bào dân tộc này. Và đây cũng thể hiện sự tự do trong hôn nhân của người H'Mông và là cách giải quyết vấn đề cho những cặp đôi không đủ tiền thách cưới.
Nếu hai người đã có tình cảm với nhau từ trước thì việc này diễn ra vô cùng đơn giản và dễ dàng. Mặc dù biết trước những cô gái vẫn giả vờ chống cự, kêu khóc để lấy lệ và sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà sống thử. Nếu hai bên cảm thấy hợp nhau thì chàng trai sẽ đến nhà bố mẹ đẻ của cô gái tiến hành các nghi thức của lễ cưới hỏi truyền thống.
Nếu khi bị bắt về nhà chàng trai, trong vòng 3 ngày mà cô gái không trốn hoặc không trốn ra được thì gia đình chàng trai sẽ đến nhà cô gái và bàn chuyện cưới xin. Nhưng nếu chàng trai bắt vợ nhưng cô gái không ưng thì gia đình nhà gái sẽ thách cưới rất cao, chàng trai sẽ bị dân làng phạt vạ khao cả làng ăn uống trong 7 ngày liên tiếp nếu như không đáp ứng được lễ vật.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, nét đẹp truyền thống này ngày càng bị biến tướng. Một số nhà chỉ vì muốn có thêm người làm, bất chấp việc con mình đang còn ít tuổi, họ cũng tổ chức cướp con gái nhà người ta về nhà làm vợ cho con mình một cách đầy vũ lực chứ không còn mang tính chất thủ tục như trước nữa.
Theo quan điểm của người H'Mông nếu như trong cuộc bắt vợ, cô gái khóc càng to và phản ứng chống cự càng quyết liệt thì cặp vợ chồng này sẽ sống càng hạnh phúc. Cũng chính vì lí do này, nhiều cô gái mặc dù "không thích" chàng trai và chống cự mạnh mẽ, có van xin, khóc lóc thì người dân xung quanh cũng phớt lờ, thậm chí còn cười đùa.
Theo Helino
-
Mạng xã hội19 giờ trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.
-
Mạng xã hội28/10/2024Bị ô tô đỗ chắn cửa hàng và lối ra vào, một số chủ nhà ở Hà Nội đã nghĩ ra chiêu 'dằn mặt' bằng dán giấy nhắc nhở, viết bút dạ vào xe hay để rác quay kín.