Hàng chục triệu "bốc hơi" sau tin nhắn "tài khoản hiện tại đã bị khóa" và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy

Vẫn là chiêu thức lừa đảo qua tin nhắn, thế nhưng các đối tượng vẫn khiến nhiều người sập bẫy, mắc lừa bằng những nội dung hoàn toàn mới, tinh vi hơn.

Trong thời gian qua, hình thức lừa đảo thông qua tin nhắn nở rộ khi nhiều người đã trở thành nạn nhân. Cơ quan chức năng cũng đã liên tiếp ra thông báo cảnh báo đến người dân, thế nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp bị lừa.

Mới đây hình thức lừa đảo qua tin nhắn tiếp tục quay trở lại nhưng dưới hình thức mới. Vẫn chiêu thức cũ, tin nhắn được gửi dưới đầu số giống với đầu số ngân hàng kèm đường link yêu cầu khách hàng đăng nhập và làm theo hướng dẫn.

Tuy nhiên, nội dung lừa đảo trong hình thức lừa đảo mới này sẽ khiến nhiều người mắc bẫy hơn khi đánh vào tâm lý của khách hàng.

Hàng chục triệu đồng "bốc hơi" sau tin nhắn "tài khoản ngân hàng đã bị khoá"

Theo đó, mới đây hai khách hàng ở TP.HCM  đã bị lừa hàng chục triệu đồng chỉ sau một tin nhắn "tài khoản đã bị khóa".

Cụ thể, theo thông tin trên báo Người lao động, anh N., ngụ tại TP.HCM đã bị lừa gần 50 triệu sau tin nhắn lừa đảo đến từ đầu số giống với đầu số ngân hàng.

Anh N. cho biết, vào chiều ngày 23/5 vừa qua anh nhận được tin nhắn từ đầu số có tên "Vietcombank" với nội dung: 

"Vietcombank trân trọng thông báo, tài khoản của quý khách hiện tại đã bị khoá. Đăng nhập đường link https://www.vevietcombanks.cc để xác thực ngay hôm nay".

Hàng chục triệu bốc hơi sau tin nhắn tài khoản hiện tại đã bị khóa và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy-1
Tin nhắn lừa đảo kèm đường link mạo danh Vietcombank được gửi cho khách hàng.

Nhận thấy đầu số tin nhắn giống với đầu số ngân hàng thường báo về trước đó nên anh N. đã nhấn vào đường link và làm theo hướng dẫn để lấy lại tài khoản. Tuy nhiên sau khi làm theo hướng dẫn, tài khoản của anh "bốc hơi" gần 50 triệu. Lúc này anh mới tá hỏa biết mình bị lừa.

Ngay sau đó anh đã đến ngân hàng và cơ quan công an để trình báo vụ việc. Tại đây, nhiều trường hợp cũng bị lừa tương tự giống anh N..

Tương tự anh N., chị N, trú tại quận Phú Nhuận, TP.HCM cũng đã bị lừa hơn 40 triệu theo cách thức trên. Chị N. cũng nhận được tin nhắn từ đầu số giống với đầu số ngân hàng VietinBank về việc bị khóa tài khoản và yêu cầu chị đăng nhập theo đường link "https://www.vietinbankis.cc" và làm theo hướng dẫn.

Sau khi làm theo hướng dẫn, tài khoản của chị N. cũng bốc hơi hơn 40 triệu.

Hàng chục triệu bốc hơi sau tin nhắn tài khoản hiện tại đã bị khóa và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy-2
Tin nhắn khóa tài khoản gửi đến khách hàng ViettinBank.

Liên quan đến hình thức lừa đảo này, đại diện Vietcombank cho biết hình thức lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu Vietcombank thông báo "tài khoản khách hàng đã bị khóa" và lừa khách hàng bấm vào đường link giả mạo để đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản xuất hiện mấy ngày gần đây.

Thế nhưng hình thức lừa đảo này không phải mới, mà trước đó, hình thức này đã xuất hiện rất nhiều, điểm khác biệt ở đây là những nội dung của các tin nhắn được gửi đến.

Trước mắt, ngân hàng khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…); xóa và tuyệt đối không bấm vào đường link khi nhận được các thông tin dạng này.

"Bình cũ rượu mới" khiến nhiều người sập bẫy

Mặc dù trong thời gian qua, những hình thức lừa đảo thông qua tin nhắn như vậy đã được cơ quan chức năng cũng như phía ngân hàng lên tiếng cảnh báo. Thế nhưng các đối tượng vẫn có "chiêu trò" để qua mặt khách hàng và chiếm đoạt tiền thành công.

Nếu như trước đây, nội dung mà các tin nhắn mạo danh các ngân hàng đề cập đến việc thu phí dịch vụ lên đến hàng triệu đồng khiến tâm lý nhiều người hoang mang và làm theo hướng dẫn. Thì nay, các đối tượng tiếp tục lợi dụng điểm yếu của khách hàng trong việc "giải quyết" vấn đề tại chỗ mà không cần đến tận nơi phòng giao dịch như mở khóa tài khoản để lừa đảo.

Ngoài ra, những tin nhắn giả mạo này còn lọt vào cả tin nhắn "thật" của các ngân hàng, những tin nhắn mà ngân hàng vẫn gửi tới báo biến động số dư tài khoản càng khiến người dùng không thể phân biệt được thật giả. 

Như vậy, chỉ với việc thay đổi nội dung tin nhắn nhưng cùng một chiêu trò yêu cầu đăng nhập đường link nhưng vẫn có nhiều người bị lừa.

 

Hàng chục triệu bốc hơi sau tin nhắn tài khoản hiện tại đã bị khóa và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy-3Hàng chục triệu bốc hơi sau tin nhắn tài khoản hiện tại đã bị khóa và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy-4

Các đối tượng lừa đảo tiếp tục thực hiện giả mạo tin nhắn ngân hàng nhưng với nội dung hoàn toàn khác nhau.
Hàng chục triệu bốc hơi sau tin nhắn tài khoản hiện tại đã bị khóa và chiêu thức lừa đảo cũ rích nhưng vẫn khiến nhiều người sập bẫy-5
Những tin nhắn giả mạo này còn lọt vào cả tin nhắn thật của các ngân hàng khiến người dùng không thể phân biệt được thật giả.

Chiêu thức lừa đảo bằng tin nhắn brandname này không hề mới, các cơ quan chức năng cũng như các ngân hàng đã rất nhiều lần lên tiếng cảnh báo cho khách hàng, nhưng vẫn có nạn nhân mắc bẫy bởi mỗi lần "xuất hiện" lại là một "nội dung" hoàn toàn mới.

Chính vì vậy, cơ quan chức năng cũng như các ngân hàng luôn khuyến cáo khách hàng cần cảnh giác trước những tin nhắn cũng như cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin dịch vụ ngân hàng như CMND, mã OTP... để tránh bị mắc bẫy.

Cũng liên quan đến nội dung lừa đảo mới xuất hiện này, ngân hàng Vietcombank sau đó đã đưa ra cảnh báo đối với khách hàng.

Phía ngân hàng cho biết, trong một số ngày qua, xuất hiện hình thức lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu Vietcombank thông báo "tài khoản khách hàng đã bị khóa" và lừa khách hàng bấm vào đường link giả mạo để đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng, nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngân hàng khuyến cáo, khách hàng:

- Tuyệt đối không nhấp vào các đường link giả mạo dưới đây: 

https://www.vnvietcombank.cc; 

https://www.vnvietcombanks.cc; 


https://vavietcombank.cc; 

https://newvietcombank.cc; 

https://vietcombank.cc; 

https://vanvietcombank.cc.

Đồng thời, phía ngân hàng cũng cho biết:

-Vietcombank chỉ có duy nhất 01 địa chỉ website tại đường dẫn: https://vietcombank.com.vn/. Các đối tượng thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng

- Vietcombank KHÔNG yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Hãy XÓA và tuyệt đối KHÔNG BẤM vào đường link khi nhận được các thông tin dạng này.

- Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin. Bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp khẩn cấp gồm: Khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến; Đổi mật khẩu của dịch vụ đã cung cấp thông tin cho kẻ gian; Gọi điện ngay cho ngân hàng và chủ động trình báo vụ việc tới Cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

- Thực hiện đúng các nguyên tắc giao dịch an toàn được Vietcombank thường xuyên cập nhật tại chuyên mục "Khách hàng cá nhân/Giao dịch an toàn" trên website Vietcombank.

Đây cũng chính là những khuyến cáo chung được các ngân hàng đưa ra sau khi hàng loạt nội dung lừa đảo bằng tin nhắn được gửi tới khách hàng trước đó. Hiện nay các bên như nhà mạng, ngân hàng chỉ mới dừng lại ở mức cảnh báo cho người dùng mà chưa có biện pháp nào xử lý triệt để.


Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hang-chuc-trieu-boc-hoi-sau-tin-nhan-tai-khoan-hien-tai-da-bi-khoa-va-chieu-thuc-lua-dao-cu-rich-nhung-van-khien-nhieu-nguoi-sap-bay-162212805075648195.htm

lừa đảo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.