- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
GS Trần Văn Khê: Người truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống
Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim GS Trần Văn Khê ngừng đập. Nhưng, ông mãi là người truyền lửa cho tình yêu âm nhạc dân tộc.
Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim GS Trần Văn Khê ngừng đập. Nhưng, ông mãi là người truyền lửa cho tình yêu âm nhạc dân tộc.
Rạng sáng 24/6, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống, Giáo sư Trần Văn Khê đã qua đời, thọ 94 tuổi. Người yêu âm nhạc Việt Nam mất đi một người thầy, một tấm lòng tri âm luôn đau đáu cho sự nghiệp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Những người thân thiết, những người học trò ví Giáo sư Trần Văn Khê như người "lên non xuống biển, đãi cát tìm vàng" để đem hồn dân tộc ra với thế giới.
Là người gắn bó thân thiết với Giáo sư Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan vẫn nhớ như in những bài giảng của giáo sư Trần Văn Khê về nghệ thuật ca trù. Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Giáo sư Trần Văn Khê về nước, miệt mài thu âm các loại hình âm nhạc truyền thống ở Bắc Bộ như quan họ, ca trù. Đặc biệt, bản thu âm tiếng hát của các nghệ nhân Quách Thị Hồ và Nguyễn Thị Phúc, tiếng đàn đáy của cụ Đinh Khắc Ban, tiếng trống chầu của cụ Trúc Hiền đã được đánh giá cao tại Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Bình Nhưỡng (1983).
Sau này, chính Giáo sư Trần Văn Khê là người đề xuất Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ về nghệ thuật ca trù trình UNESCO, vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan chia sẻ: “Giáo sư là người đánh giá về nghệ thuật ca trù một cách chuẩn mực nhất, khoa học nhất. Ca trù là nghệ thuật độc đáo do người Việt Nam sáng tạo, xứng tầm với nghệ thuật nhân loại. Thứ nữa, Giáo sư là người đi nói chuyện về ca trù ở rất nhiều nước trên thế giới. Với ca trù, Giáo sư là người thực sự uyên bác”.
Cùng với Giáo sư Tô Vũ, Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Giáo sư Trần Văn Khê đã dành nhiều thời gian nghiên cứu giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, góp phần đưa cồng chiêng đến với UNESCO để di sản văn hóa độc đáo này được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại, được vinh danh với bạn bè quốc tế.
Nhà báo Nguyễn Lưu - người từng gắn bó với Tây Nguyên từ năm 1977 đến năm 1991 nhớ lại: từ nước Pháp xa xôi, Giáo sư Trần Văn Khê đã nghiên cứu rất nhiều về âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên. Không chỉ chủ trì những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, ông còn là người động viên, khơi dậy ngọn lửa tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
“Lần từ Pháp về, GS Trần Văn Khê lên một huyện xa của tỉnh Đắk Lắk để xem lại dàn chiêng cùng với một số nhà nghiên cứu khác. Lúc đó ông đứng cạnh một chuyên gia của Philipines. Tôi vô cùng ấn tượng khi ông chỉ vào chiếc lớn nhất trong dàn chiêng Ê đê và nói tiếng Pháp với vị chuyên gia kia, rằng: "Đây chính là chiếc Controbass của dàn chiêng Ê đê chúng tôi". Tôi cùng những người xung quanh rất tự hào bởi đó là một sự ví von rất mộc mạc nhưng rất chính xác của giáo sư Trần Văn Khê” – nhà báo Nguyễn Lưu chia sẻ.
Rạng sáng 24/6, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống, Giáo sư Trần Văn Khê đã qua đời, thọ 94 tuổi. Người yêu âm nhạc Việt Nam mất đi một người thầy, một tấm lòng tri âm luôn đau đáu cho sự nghiệp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Những người thân thiết, những người học trò ví Giáo sư Trần Văn Khê như người "lên non xuống biển, đãi cát tìm vàng" để đem hồn dân tộc ra với thế giới.
GS Trần Văn Khê (Ảnh: Thanh niên) |
Sau này, chính Giáo sư Trần Văn Khê là người đề xuất Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ về nghệ thuật ca trù trình UNESCO, vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan chia sẻ: “Giáo sư là người đánh giá về nghệ thuật ca trù một cách chuẩn mực nhất, khoa học nhất. Ca trù là nghệ thuật độc đáo do người Việt Nam sáng tạo, xứng tầm với nghệ thuật nhân loại. Thứ nữa, Giáo sư là người đi nói chuyện về ca trù ở rất nhiều nước trên thế giới. Với ca trù, Giáo sư là người thực sự uyên bác”.
Cùng với Giáo sư Tô Vũ, Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Giáo sư Trần Văn Khê đã dành nhiều thời gian nghiên cứu giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, góp phần đưa cồng chiêng đến với UNESCO để di sản văn hóa độc đáo này được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại, được vinh danh với bạn bè quốc tế.
Nhà báo Nguyễn Lưu - người từng gắn bó với Tây Nguyên từ năm 1977 đến năm 1991 nhớ lại: từ nước Pháp xa xôi, Giáo sư Trần Văn Khê đã nghiên cứu rất nhiều về âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên. Không chỉ chủ trì những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, ông còn là người động viên, khơi dậy ngọn lửa tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
“Lần từ Pháp về, GS Trần Văn Khê lên một huyện xa của tỉnh Đắk Lắk để xem lại dàn chiêng cùng với một số nhà nghiên cứu khác. Lúc đó ông đứng cạnh một chuyên gia của Philipines. Tôi vô cùng ấn tượng khi ông chỉ vào chiếc lớn nhất trong dàn chiêng Ê đê và nói tiếng Pháp với vị chuyên gia kia, rằng: "Đây chính là chiếc Controbass của dàn chiêng Ê đê chúng tôi". Tôi cùng những người xung quanh rất tự hào bởi đó là một sự ví von rất mộc mạc nhưng rất chính xác của giáo sư Trần Văn Khê” – nhà báo Nguyễn Lưu chia sẻ.
Nhà báo Nguyễn Lưu (Ảnh: Thể thao & Văn hóa) |
Với khoa học, Giáo sư Trần Văn Khê là người hết sức có trách nhiệm và nhiệt tình cống hiến, với những người trong giới nghiên cứu âm nhạc, ông luôn trân trọng, thân tình, xem những người trẻ như đồng nghiệp, là học trò và luôn dìu dắt, chia sẻ kinh nghiệm, động viên họ thêm yêu, thêm tin vào sự trường tồn, âm thầm mà bền bỉ của âm nhạc dân tộc.
PGS- TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, phó Giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh kể: “Trong cuộc đời nghiên cứu của mình, có những bậc đi trước cổ vũ, khuyến khích và động viên mình làm thì mình càng ham thích.Tôi nghĩ không riêng gì tôi mà rất nhiều bạn trẻ cũng được hạnh phúc đó. Thầy là người luôn luôn cổ vũ cho lớp trẻ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu âm nhạc dân tộc”.
Say mê âm nhạc cổ truyền, tiếng đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh, những điệu "Kim tiền", "Lưu thủy", "Long hổ hội" đã thấm vào tâm khảm của một người con xa quê, đưa một sinh viên Y khoa trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt được học vị tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp, góp phần làm nên tên tuổi đáng khâm phục Trần Văn Khê trong giới nghiên cứu âm nhạc quốc tế. Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim ông ngừng đập. Nhưng với những người yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê mãi mãi là bậc thầy, là người truyền lửa để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian.
PGS- TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, phó Giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh kể: “Trong cuộc đời nghiên cứu của mình, có những bậc đi trước cổ vũ, khuyến khích và động viên mình làm thì mình càng ham thích.Tôi nghĩ không riêng gì tôi mà rất nhiều bạn trẻ cũng được hạnh phúc đó. Thầy là người luôn luôn cổ vũ cho lớp trẻ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu âm nhạc dân tộc”.
Say mê âm nhạc cổ truyền, tiếng đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh, những điệu "Kim tiền", "Lưu thủy", "Long hổ hội" đã thấm vào tâm khảm của một người con xa quê, đưa một sinh viên Y khoa trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt được học vị tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp, góp phần làm nên tên tuổi đáng khâm phục Trần Văn Khê trong giới nghiên cứu âm nhạc quốc tế. Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim ông ngừng đập. Nhưng với những người yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê mãi mãi là bậc thầy, là người truyền lửa để tình yêu âm nhạc dân tộc luôn sống cùng thời gian.
-
Sao53 phút trướcSau "Hoa nở không màu", sự nghiệp âm nhạc của Hoài Lâm hoàn toàn lạc lối. Nhiều khán giả vẫn dành cho Hoài Lâm tình cảm đặc biệt nhưng nam ca sĩ chưa cho thấy động thái trở lại.
-
Sao54 phút trướcXuất hiện tại một sự kiện thời trang, Hoa hậu Ý Nhi nhận phải nhiều tranh cãi của khán giả vì trang phục bị cho là phản cảm.
-
Sao3 giờ trướcSong Hye Kyo đăng ảnh đón sinh nhật tuổi 43 bên bạn bè lên trang cá nhân nhưng khóa phần bình luận. Trước đó, cô bị réo tên khi chồng cũ Song Joong Ki thông báo con gái chào đời.
-
Sao3 giờ trướcDiễn viên Bích Thủy "Những nẻo đường gần xa" có cuộc sống sang chảnh, sở hữu căn hộ cao cấp, thường xuyên du lịch nước ngoài.
-
Sao14 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao14 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Sao20 giờ trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao20 giờ trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao21 giờ trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao23 giờ trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
-
Sao23 giờ trướcLoạt ảnh đi du lịch cùng tình tin đồn kém 12 tuổi của hoa hậu chuyển giới Hương Giang thu hút cư dân mạng.
-
Sao1 ngày trướcNam diễn viên này liên tiếp vướng nhiều tranh cãi sau vụ phông bạt từ thiện, anh lại bị tố lừa đảo khiến nhiều người thất vọng.
-
Sao1 ngày trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.
-
Sao1 ngày trướcGia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.