Xét trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế, hành động đó đều
sai và không ai lại đi khuyến khích cho việc ngoại tình. Thế nên, dư
luận xã hội đứng về phía người vợ của đại gia Chu Đăng Khoa cũng là
chuyện thường. Một trong những căn cơ của văn hóa Việt là giá trị gia
đình, do vậy tất cả những hành vi xâm phạm đến mối quan hệ gia đình
trong xã hội luôn luôn bị lên án. Ở một chừng mực nào đó, tình cảm ngoài
hôn nhân có thể được thông cảm, như nhà thơ Thuận Hữu viết: “Ai cũng có
phút giây ngoài vợ ngoài chồng” nhưng một khi hành động đó xâm phạm đến
người khác thì không thể biện minh và tha thứ được.
Đừng nói gì thêm nữa, hãy đưa nhau ra tòa
"Tất cả
phát ngôn trên truyền thông của người trong cuộc, tính đến thời điểm
hiện tại đều là hành động thiếu khôn ngoan" - PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Thái thẳng thắn nêu quan điểm.
|
Nguyên
tắc về truyền thông của tôi là không truyền thông thì không ai biết mà
đã truyền thông thì ai cũng biết. Câu chuyện tình ái của Hồ Ngọc Hà trở
thành một cuộc khủng hoảng, thu hút sự quan tâm và tranh luận của công
chúng, lỗi lớn nhất là từ truyền thông, sau đó mới đến người trong cuộc
và cuối cùng mới là công chúng. Có ý kiến cho rằng, công chúng có lỗi
lớn nhất vì đã quá quan tâm đến đời tư của nghệ sĩ, tôi lại không nghĩ
vậy, đó là quyền tự do ngôn luận, không ai có thể cấm đoán được.
Truyền thông là chủ thể cần phải điều chỉnh trong việc này. Truyền
thông phải xác định được vai trò của mình để có những việc làm tử tế,
góp phần định hướng dư luận xã hội chứ không thể tiếp tục nói qua nói
lại theo kiểu “ngồi lê đôi mách”, “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai
đi đào”. Tôi cho rằng, việc một số tờ báo chủ động phỏng vấn “đại gia
kim cương” Chu Đăng Khoa và vợ của anh ta là điều không nên. Cả hai
người họ đều không phải là nghệ sĩ hay người nổi tiếng, sao có thể phỏng
vấn theo kiểu “ăn theo” như thế được. Truyền thông như thế là thiếu
chuyên nghiệp và không có quan điểm, lập trường.
Cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng này là những người trong
cuộc đừng phát ngôn thêm bất cứ điều gì liên quan đến nhau nữa. Hãy đưa
nhau ra tòa vì đó là cách giải quyết đúng đắn nhất. Nếu Chu Đăng Khoa
yêu Hồ Ngọc Hà thì phải chấm dứt mối quan hệ hôn nhân với vợ, chứ không
thể giải quyết bằng cách lên báo chí nói xin lỗi người này, xin lỗi
người kia. Truyền thông không phải quan tòa và cũng không thể đóng vai
trò xử án. Hôn nhân được pháp luật bảo hộ nên chỉ có tòa án nhân dân mới
có trách nhiệm giải quyết mối quan hệ này.
Tất cả những phát ngôn trên truyền thông của người trong cuộc đều là
hành động thiếu khôn ngoan. Trên truyền thông, vợ đại gia kim cương có
thể nói rằng cô nhường chồng mình cho ca sĩ Hồ Ngọc Hà nhưng trước tòa
cô sẽ không thể nói thế được, tình yêu - hôn nhân không phải là một thứ
hàng hóa vật chất để người này nhường cho người kia. Vụ việc này vốn
mang tính chất riêng tư nhưng đã đi quá xa với nhiều phát ngôn không cần
thiết của người trong cuộc. Cách giải quyết ổn thỏa, đơn giản và công
tâm nhất lúc này là pháp luật.
Nghệ sĩ luôn cần quản lý hình ảnh
Nhà phê
bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận định Hồ Ngọc Hà là người có kinh nghiệm
nên cũng không cần nhiều lời khuyên trong việc xử lý khủng hoảng. |
Hình ảnh là thứ cực kỳ quan trọng đối với người nghệ sĩ, nếu không
cẩn trọng giữ gìn thì rất dễ “kiếm củi ba năm thiêu rụi một giờ”. Tôi
nghĩ rằng, Hồ Ngọc Hà đủ thông minh để biết mình phải làm gì và cũng
không cần nhiều lời khuyên trong việc lấy lại hình ảnh sau sự việc này.
Hồ Ngọc Hà biết cách lấy lại hình ảnh vì cô ấy là người có nhiều kinh
nghiệm. Trong vụ tai nạn do ôtô của nữ ca sĩ gây ra vào hồi đầu năm
ngoái, cô ấy đã giải quyết rất tốt. Lần này, Hồ Ngọc Hà đã có một quyết
định rất thông minh, đó là giữ im lặng. Nhưng sự im lặng chỉ nên duy trì
đến một thời điểm nhất định, sau khi câu chuyện này lắng xuống, tôi
nghĩ Hồ Ngọc Hà cần gửi lời xin lỗi đến người hâm mộ. Xin lỗi là cách
tốt nhất để xử lý khủng hoảng và bảo tồn hình ảnh của người nghệ sĩ.
Nhưng giải quyết không thôi chưa đủ, một người nghệ sĩ tử tế cần phải
luôn biết quản lý hình ảnh của mình, tránh tối đa những vụ lùm xùm
không hay ho về đời tư. Một nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà chắc chắn
có rất nhiều người hâm mộ, trong đó phần đông là giới trẻ. Một khi không
có lập trường, bản lĩnh vững chắc, giới trẻ rất dễ coi thần tượng của
mình là hình mẫu để bắt chước và học đòi. Nhiều người trẻ không định
nghĩa được như thế nào là xấu và đẹp, nên và không nên dẫn đến hành động
bênh vực thái quá và ủng hộ cả những hành vi không mấy tốt đẹp của thần
tượng.
Nghệ sĩ mà không biết giữ gìn hoặc coi nhẹ hình ảnh thì sẽ chẳng thể
đi được đường dài trên con đường nghệ thuật. Tôi cho rằng, tài năng mới
là cột trụ vững chắc của sự nổi tiếng còn những thứ do đắp mà thành thì
sớm hay muộn cũng sẽ bị rơi rụng. Cố tình nổi tiếng bằng mọi cách, bất
chấp cả dư luận xã hội thì chắc chắn sẽ phải nhận quả đắng nhãn tiền. Ai
cũng vậy, làm sai thì cần phải sửa, còn nếu lợi dụng cái sai để đánh
bóng tên tuổi thì cái giá phải trả chính là sự vô minh, tức là ngu dốt.