NSƯT Kim Tiến nhớ lần đầu thuyết minh Tây Du Ký

Những ai từng mê mẩn Tây Du Ký phiên bản năm 1986, hẳn nhớ như in lời thuyết minh trầm ấm, biểu cảm của “giọng đọc vàng” Việt Nam, NSƯT Kim Tiến. Chị là một phát thanh viên tài năng, xinh đẹp nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ từ những năm 198090.

Những ai từng mê mẩn Tây Du Kýphiên bản năm 1986, hẳn nhớ như in lời thuyết minh trầm ấm, biểu cảm của “giọngđọc vàng” Việt Nam, NSƯT Kim Tiến. Chị là một phát thanh viên tài năng, xinh đẹpnổi tiếng trên màn ảnh nhỏ từ những năm 1980-90.


Ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trongbộ phim Tây Du Ký phiên bản 1986) sẽ đến Việt Nam tham gia các hoạt động giaolưu văn hoá từ ngày 24 đến 30/12. Nhân sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc tròchuyện với NSƯT Kim Tiến - người đầu tiên thuyết minh Tây Du Ký về cảm xúc, kỷniệm đáng nhớ xung quanh bộ phim. Chị cũng sẽ tham gia buổi giao lưu đặcbiệt với diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng vào tối 25/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

NSƯT Kim Tiến nhớ lần đầu thuyết minh Tây Du Ký
Đã ngoại lục tuần, nhưng giọng nói của NSƯT Kim Tiến vẫn trầm ấm, tình cảm như hồi còn trẻ. Ảnh: Trịnh Mão.

- Hơn 20 năm trước, là ngườiđầu tiên thuyết minh tiếng Việt bộ phim Tây Du Ký. Chị còn nhớ…

- Tôi nhớ chứ. Năm 1986, sau khibộ phim Tây Du Ký hoàn thành, Đại sứ quán Trung Quốc tặng Đài truyền hình ViệtNam một bản phim. Ngày đó, Đài chưa có nhiều người dịch thành thạo tiếng Trung,nên phải nhờ một người bên Bộ Ngoại giao sang dịch hộ.

Mới biên dịch được một vài tập,vì một số lý do, Đài đã phát sóng bộ phim nên êkíp chúng tôi luôn phải làm việccăng như dây đàn. Cứ ngày hôm trước lồng tiếng xong một tập là hôm sau phát sóngngay. Thế cho nên mới có chuyện 3 tập phim đầu, lời dịch không hoàn chỉnh lắm,có 4 câu chỉ dịch 2. Khi thuyết minh, tôi phải cố gắng rất nhiều, sao cho khôngbị trống câu trong đối thoại giữa các nhân vật. Nhưng tôi đã rất thích bộ phim,diễn viên của họ quá giỏi.

- Bản phim Tây Du Ký năm1986, trong một vài tập cuối, người thuyết minh lại là Minh Trí. Nhiều khán giảvẫn băn khoăn chưa biết lý do sự thay đổi này?

- Đây là câu hỏi mà nhiều ngườitừng hỏi tôi. Thực ra, sự thay đổi này liên quan đến vấn đề biên tập phim. Ngườibiên tập muốn tạo ra sự thay đổi nho nhỏ nào đó cho bộ phim bằng chất giọng nam.Vào khoảng 7 năm sau, Đài truyền hình VN phát lại Tây Du Ký, Trung tâm Bản Quyềncủa Đài đã yêu cầu tôi đọc lại mấy tập cuối - trước kia do anh Minh Trí đọc, đểcó một sự nhất quán. Quả thật, sau 7 năm thuyết minh lại bộ phim, chất giọng củatôi trầm hơn một chút, cộng thêm cảm hứng từ trước, tôi đã hoàn thành rất tốtvai trò của mình.

- Để thuyết minh thành côngnhân vật Tôn Ngộ Không - linh hồn bộ phim Tây Du Ký, chị có gặp nhiều khó khăn?

- Thuyết minh phim, ngoài yếu tốkhớp đúng lời nhân vật, điều quan trọng hơn là sử dụng độ biểu cảm trong lời nóinhằm thể hiện tính cách, thái độ, nhân vật. Người thuyết minh không cần thiếtphải diễn theo từng điệu bộ, cử chỉ nhân vật. Cái chính là để khán giả thưởngthức bộ phim bằng chính giọng nói của nhân vật, tiếng động, âm nhạc trong phim.

NSƯT Kim Tiến nhớ lần đầu thuyết minh Tây Du Ký
"Giọng đọc vàng" Việt Nam luôn tất bật với công việc, dù đã nghỉ hưu từ lâu. Ảnh: Trịnh Mão.

 

Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, dù tránh diễntheo nhân vật, người thuyết minh vẫn phải đảm bảo truyền cảm xúc vào lời nói,nhấn nhả hợp lý để người xem hiểu rõ đâu là nhân vật chính diện, phản diện; cấptrên và cấp dưới; người lớn và trẻ con. Một tác phẩm có giá trị, nổi tiếng thếgiới mà thuyết minh chỉ đọc với giọng điệu thờ ơ, mang tính chất phiên dịch sẽlàm mất giá trị tác phẩm.

Tôi thích nhất Tôn Ngộ Không là tiếng nói, sự thôngminh và dí dỏm. Với nhân vật này, tôi nhập vai rồi say sưa hoá thân, sống cùngtâm trạng nhân vật ngay từ tập đầu tiên mà không thấy khó khăn gì cả. Tôi cũngthích Trư Bát Giới - một nhân vật lười nhác, nhát gan, thường kiêu ngạo, tự đắcsau lưng Tôn Ngộ Không. Thời điểm thuyết minh Tây Du Ký, tôi từng có kinh nghiệmhơn chục năm làm nghề rồi nên có thể phản ứng nhanh ở mọi tình huống, các loạitính cách khác nhau.

- Thời gian để chị hoàn thànhcông việc thuyết minh cho bộ phim là bao lâu?

- Cái này tuỳ thuộc phản xạ củamỗi người thuyết minh. May mắn, tôi rèn cho mình được khả năng cắt cúp lời nóinhân vật nhanh ngay trong đầu mà không cần vạch ra giấy. Do vậy, nếu lời dịchchuẩn, thì 1 tập phim 45 phút, tôi chỉ đọc lố ra 5 phút là xong.

- Tối 25/12 tới, chị tham giabuổi giao lưu đặc biệt với diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng tại Nhà hát lớn Hà Nội.Điều chị muốn hỏi “Tề Thiên Đại Thánh” nhất là gì?

- Tôi muốn hỏi: Ông mất bao nhiêuthời gian và trăn trở như thế nào để hoàn thành vai diễn hay như thế? Bên cạnhđó, tôi muốn chia sẻ sự cảm phục đối với ông. Tôi tin sẽ không có ai đóng TônNgộ Không hay bằng Lục Tiểu Linh Đồng. Tôi xem đi xem lại bộ phim này nhiều lầnvà luôn nghĩ, Tôn Ngộ Không trong phim đích thực là một chú khỉ bắt chước điệubộ của người, chứ không phải do diễn viên đóng nữa.

- Và chắc hẳn, buổigiao lưu đó sẽ không thể thiếu những ấn tượng sâu sắc của chị về vai diễn mà LụcTiểu Linh Đồng đã thành công, cũng như về bộ phim này? 
 
- Tôi thực sự rất thương Tôn Ngộ Không và oán trách Đường Tăng trong tập phimNgộ Không bị đuổi về Hoa Quả Sơn. Trong phòng thu, đến đoạn Ngộ Không bị sư phụđuổi, tôi đã tức tối kêu lên với nhân viên xử lý âm thanh rằng: “Ông Đường Tăngthật chẳng thông minh tý nào cả”. Tôi yêu, cảm phục lòng trung thành của Tôn NgộKhông. Bị đuổi mà vẫn một lòng, một dạ phò tá sư phụ đi lấy kinh.

Tôi cũng sẽ nói với diễn viên LụcTiểu Linh Đồng rằng, sau mỗi buổi thuyết minh từ phòng thu ra, tinh thần tôi rấtthoải mái, vui vẻ. Bởi vì, mỗi tập phim là một hành trình mà cái thiện chiếnthắng điều ác. Một bộ phim nhẹ nhàng, dí dỏm, mang tính giáo dục cao, kết thúccó hậu.

NSƯT Kim Tiến nhớ lần đầu thuyết minh Tây Du Ký
Diễn viên nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng sẽ có buổi giao lưu với "giọng đọc vàng" Kim Tiến vào ngày 25 tới tại Hà Nội.


- Sau thành công rực rỡ của Tây Du Ký phiên bản năm 1986, bộ phim liên tụcđược các Đài truyền hình trong cả nước phát lại trong nhiều năm, với một sốgiọng thuyết minh khác nhau. Tuy nhiên, khó ai có thể quên lời thuyết minh quásâu đậm của “giọng đọc vàng” Kim Tiến. Nếu có một sự so sánh, chị thấy mìnhthành công hơn thế hệ sau ở điều gì?

- Việc đánh giá, nhìn nhận nêndành cho khán giả. Với tôi, việc sau nhiều năm người ta nhắc tới Tây Du Ký lànhớ Kim Tiến, chính là hạnh phúc to lớn rồi! Tôi tự hào về điều đó. Mới cách đâymấy hôm, đi ăn sáng, một ông ở Toà án huyện Từ Liêm (Hà Nội) bảo: “Tôi  vẫn nhớchị từng đọc Tây Du Ký đấy nhé! Chị này hay thật đấy, đọc được cả tâm lý, dã sử,chính luận”. Thực sự, tôi vui lắm.

- Thời gian làm việc tại Đàitruyền hình Việt Nam, công việc chính của chị là dẫn các chương trình thời sự,phim tài liệu. Thế mà khán giả lại nhớ nhiều đến “giọng đọc vàng” Việt Nam trongvai trò thuyết minh phim. Điều đó khiến chị suy nghĩ không?

- Tôi yêu điện ảnh và mê xemphim. Dù khán giả không nhớ tôi từng dẫn thời sự mà đa số chỉ nhớ tới vai tròthuyết minh phim thôi, tôi vẫn thấy rất vui.

- Năm 2011 tới, bộ phim Tây Du Ký phiên bản mới chính thức ra mắt khán giả.Khi bộ phim được phát sóng tại Việt Nam, nếu có lời mời chị thuyết minh, chị cóđồng ý?

- Sẵn sàng thôi! Tất nhiên, tôikhông dám khẳng định bản thân đọc tốt như hồi còn trẻ. Nhưng có lẽ, tôi vẫn khaithác được tính cách của các nhân vật chính trong phim.

- Nghe nói, sau khi về hưu,công việc của chị còn nhiều hơn cả thời chị còn công tác tại Đài?

- Về hưu rồi, tôi không bị aiquản lý cả. Biết tôi không bận bịu chuyện gì, mọi người thường mời đọc phim tàiliệu, phóng sự, phim truyện. Nói là vất vả, chứ tôi có thể điều phối được thờigian làm việc, không bị nhiều áp lực như hồi còn làm thời sự. Ngày trước làmtruyền hình, quen lối sống gấp gáp, tất bật, nên giờ mà nhàn nhã, khó chịu lắm.Hơn nữa, tôi là con người thích làm việc, không có việc để làm, tôi sẽ ốm mất.


Theo VTC



Cảnh phim vô duyên của Thúy Diễm
Vào vai tiểu thư Mỹ Đình nhiệt tình vì bạn, Thúy Diễm gây tranh cãi với hình tượng ồn ào, xốc nổi trong "Trạm cứu hộ trái tim". Bên cạnh đó, cô còn bị đánh giá là kém duyên trong mối quan hệ giữa Nam và bạn gái.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.