Thói kiêu căng và nhút nhát của sức khỏe

Không phải tất cả, nhưng rất nhiều tật bệnh khi tìm đến ta bao giờ cũng lịch sự “gõ cửa” trước. Một cú xây xẩm, lảo đảo có thể là lời chào hỏi sớm của bệnh cao huyết áp, một chút ngập ngừng của dòng nước tiểu có thể lời phi lộ của chứng phì đại tiền liệt tuyến...

Không phải tất cả, nhưng rấtnhiều tật bệnh khi tìm đến ta bao giờ cũng lịch sự “gõ cửa” trước. Một cú xâyxẩm, lảo đảo có thể là lời chào hỏi sớm của bệnh cao huyết áp, một chút ngậpngừng của dòng nước tiểu có thể lời phi lộ của chứng phì đại tiền liệt tuyến...

Những cú "thăm hỏi" này đủ làmgiật mình nhiều người và đa số họ sẽ lập tức thực hiện một cuộc kiểm tra sứckhỏe. Ngược lại cũng có không ít người cố tình tảng lờ hoặc không dám chìa tayra đáp lễ vì sợ biết mình có... bệnh.

Người trẻ thường là đối tượng dễnhiễm thói “kiêu căng” của sức khỏe nhất. Theo họ, sự thanh xuân cộng với một cơthể tràn đầy sinh lực không có cửa cho bệnh tật ghé thăm. Với họ, cú lảo đảo,choáng váng kia chẳng bao giờ là dự báo của một căn bệnh nguy hiểm.

Thói kiêu căng và nhút nhát của sức khỏe

Không phải tất cả, nhưng rất nhiều tật bệnh khi tìm đến ta bao giờ cũng lịch sự “gõ cửa” trước

Tất nhiên, có thể phần lớn họđúng, chút khác thường đó chỉ là thoáng “bông đùa” vô hại của sức khỏe. Vấn đềlà chính những lần cậy khỏe ngày càng dẫn họ dấn sâu vào thói “khinh mạn”, đếnkhi bệnh tật thật sự gõ cửa thì họ chẳng còn cơ hội chặn đứng chúng từ đầu nhưnhững người biết “khiêm tốn” hơn với những cơn nhức đầu sổ mũi. Việc này giốngchuyện chú bé chăn dê hô hoán có hổ để lừa dân làng, đến khi hổ mò đến thật thìkhông chỉ dê mà chính cậu cũng  thành món nhắm của ông ba mươi.

Ở một cực khác, nhiều người khôngdám “nhìn thẳng vào mắt” bệnh tật vì sợ. Với họ một kết quả sét đánh ngang màytừ chiếc ống nghe hay tờ phiếu xét nghiệm sẽ phá hỏng cuộc sống bình yên, yêuđời, sự nghiệp xán lạn của họ. Như cách đà điểu rúc đầu xuống cát, họ lý giảirằng không nhìn thấy bệnh tức bệnh... không tồn tại, hoặc ráng tảng lờ đợi chúngtự đến tự đi.

Tính nhút nhát của sức khỏe nàythường rơi vào phái yếu, nhưng cũng có không ít đấng mày râu đang ở “đỉnh cao”rất sợ những cú ngáng chân của bệnh tật.

Thật ra còn một kiểu người khôngkiêu căng hay nhút nhát mà là... cả lo. Họ là những người nhìn đâu cũng thấybệnh mà ta hay gọi là “nghiện bệnh”. Đa số là người già và thân chủ VIP của cácphòng mạch. Xét kỹ, dù sao đây cũng là một thái độ khôn ngoan, bởi chỉ một lầntrúng so với chín lần trật cũng là thành công lớn với sức khỏe của các cụ rồi.

Dù kiêu căng hay nhút nhát đềukhông hay với sức khỏe. Trước hết chúng tước mất cơ hội phát hiện bệnh sớm. Vớitrình độ y học hiện nay, khá nhiều bệnh, kể cả “tứ chứng nan y”, đều có thể điềutrị thành công nếu phát hiện sớm. Phát giác sớm có thể còn giúp việc điều trị“dễ như ăn kẹo” với vài ngụm thuốc cộng chút lo lắng không quá mươi ngày làquẳng gánh lo đi mà sống.

Sau cùng, kiêu căng hay nhút nhátđều không thể mời hay năn nỉ bệnh tật rời đi. Cố “bỏ ngoài tai” không gì kháctạo điều kiện cho bệnh tật đứng chân và sinh sôi nảy nở.

Giữ cho mình một thái độ biếtngười biết ta với bệnh tật là hay hơn cả. “Phách lối” không tốt, mà ho khan mộttiếng đã giật thót người tưởng vắn số đến nơi cũng không hay. Khám sức khỏe địnhkỳ là cách chăm sóc sức khỏe sớm vẹn toàn, bởi nó cho bạn cơ hội phát hiện sớmnhưng cũng không chiếm quá nhiều thời gian và tâm trí của bạn vì suốt ngày canhchừng từng nhịp mạch lạ hay từng dòng nước tiểu ngắc ngứ.

Theo BS Đỗ Minh Tuấn
Thói kiêu căng và nhút nhát của sức khỏe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.