Cha nhốt con trai vào lồng sắt vì sợ con tấn công hàng xóm
Thứ hai, 02/02/2015 14:32
Zhong Kefu, một nông dân ở hạt Xiushui, tỉnh Giang Tây phía Đông Trung Quốc, đã nhốt con trai 12 tuổi của ông vào lồng vì sợ cậu bé sẽ quậy phá nhà hàng xóm và đánh đập những đứa trẻ khác.
Zhong Kefu, một nông dân ở hạt Xiushui, tỉnh Giang Tây phía Đông Trung Quốc, đã nhốt con trai 12 tuổi của ông vào lồng vì sợ cậu bé sẽ quậy phá nhà hàng xóm và đánh đập những đứa trẻ khác.
Ông Zhong, 45 tuổi, cưới vợ là một phụ nữ mắc bệnh tâm thần vào năm 2000. Hai năm sau đó, cô đã sinh Xiao Wang. Xiao cư xử khác với các đứa trẻ khác cùng tuổi và câu nói em có thể nói chỉ là “cha” hay “mẹ”. Cậu bé ăn tất cả những thứ đặt vào tay mình mà không thể xem xét liệu món đó có ăn được hay không. Sau đó cậu bé bắt đầu phá hủy mọi thứ, đập vỡ chúng ra thành từng mảnh.Sau hàng loạt những lời phàn nàn của hàng xóm, mỗi khi ông Zhong phải ra ngoài đi làm, ông buộc phải sử dụng chiếc lồng như một công cụ để ngăn con trai mình hành xử bạo lực với những người xung quanh. “Hàng xóm bắt đầu tức giận vì thằng bé phá hoại tài sản của họ và đánh đập những đứa trẻ khác. Xiao cũng phá tan mọi thứ ở nhà”.
Xiao Wang, cậu bé 12 tuổi mắc chứng tăng động ADHD đang chơi bên trong chiếc lồng sắt.
Chiếc lồng cao 2 mét, có chứa hai miếng xốp, một chiếc ghế đẩu bằng gỗ nhỏ và một bình đựng nước tiểu
Xiao được giữ cách xa em gái của mình và những đứa trẻ khác.
Cậu bé đã được các bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng Giang Tây chẩn đoán mắc hội chứng vỏ não Dysplasia (một bất thường bẩm sinh gây co giật) và hiếu động thái quá (ADHD). “Cuộc sống của cậu bé sẽ mãi thế này nếu em không được điều trị trước khi Xiao tròn 14 tuổi”, một bác sĩ nói.
Zhong Kefu, 45 tuổi (mặt trước) nói rằng ông giữ con trai ông trong lồng vì sợ cậu bé sẽ tấn công người khác.
Ban đầu, Zhong nhốt con trai vào lồng trước khi đi làm nhưng bất cứ khi nào ông trở về cũng nhìn thấy cổ tay của Xiao rớm máu đỏ vì cố gắng thoát ra ngoài. “Tôi muốn thắng bé được đi học, để được giáo dục và chơi với những đứa trẻ khác nhưng sẽ không trường học nào chấp nhận thằng bé cả. Xiao cũng có một em gái 6 tuổi, con bé cũng thường xuyên bị anh trai đánh”.
Zhong đã tìm mọi cách và không từ bỏ hy vọng kiếm tiền để điều trị cho con trai. Ông cũng hy vọng các tổ chức hỗ trợ xã hội sẽ giúp con trai ông có được sức khỏe càng sớm càng tốt.
Theo Tri Thức Trẻ
Bình luận