Đại gia và cơn sốt đấu giá trinh nữ làm "hoa thơm cỏ lạ"
Thứ năm, 09/01/2014 09:22
Ham của ngon vật lạ, nhiều đại gia không ngần ngại mạnh tay cho việc mua bán "gái trinh".
Xã
hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và nhiều hình thái
xã hội khác nhau. Đã có những giai đoạn mà thân phận và trinh tiết người
phụ nữ bị coi rẻ như thời phong kiến. Sau nhiều những cuộc cách mạng
đòi quyền công bằng cho phụ nữ, vị thế của phụ nữ trong xã hội đã có
nhiều bước tiến triển tích cực. Tuy nhiên tại nhiều nơi trên thế giới,
người ta vẫn còn coi trinh tiết phụ nữ là thứ để mua bán, để đấu giá. Sự
nghèo đói và cổ hủ đã biến những nơi đây thành địa ngục cho phụ nữ.
Ở nhiều nơi phụ nữ còn phải chịu khốn khổ
Rùng mình tục lệ đấu giá "trinh gái non"
Đấu
giá “trinh gái non” là một việc vô cùng man rợ và đáng lên án. Thế
nhưng đây lại là một thiên đường để kiếm tiền của nhiều kẻ cơ hôi. Thậm
chí cả làng còn đồng tình rao bán trinh tiết ra ngoài để tăng thu nhập
chống đói.
Đầu
tiên có thể kể đến câu chuyện ở một ngôi làng miền nam Ấn Độ có tên là
Koppal. Nơi đây tất cả các thiếu nữ đến tuổi dậy thì đều phải trải qua
một nghi lễ “trưởng thành” và sau đó bị bán đấu giá trinh tiết cho kẻ
trả giá cao nhất, thường là những kẻ giàu có. Ngôi làng Koppal là một
ngôi làng nghèo đói liên miên ở Ấn Độ và cả làng đã duy trì tục lệ bán
trinh thiếu nữ này để phần nào thoát khỏi cảnh cơ cực.
Ở ngôi làng Koppal, các thiếu nữ trẻ phải bán trinh của mình
Tục
tệ bán “trinh gái non” ở Ấn Độ đã có từ nhiều thế kỉ nay, rất nhiều
ngôi làng đi theo đổi mới đã bỏ được tục lệ này nhưng nhiều ngôi làng cổ
hủ, chậm phát triển vẫn đang đi theo coi đường coi rẻ giá trị của phụ
nữ.
Bán trinh là một hủ tục lâu đời ở Ấn Độ
Sự
thiếu hiểu biết của dân làng nhiều khi đã tiếp tay cho những kẻ môi
giới buôn bán trinh tiết phụ nữ. Những kẻ này rình rập mua trinh nữ với
giá rẻ và bán lại cho đại gia với giá trên trời. Đó là những kẻ làm giàu
bất chấp đạo đức.
Các bé gái ở Colombia luôn là mục tiêu của bọn tội phạm
Nói
về những kẻ buôn bán trinh tiết phụ nữ, có lẽ không ở đâu táo tợn và
nhiều thủ đoạn bằng những kẻ ở Mandellin, Colombia. Tình trạng buôn bán
trinh tiết “gái non” ở đây đã nổi cộm từ lâu và ngày càng trở nên gay
gắt. Những tên lưu manh đưa những cô bé ngây thơ vào bẫy thông qua những
dụ dỗ về vật chất. Sau khi mắc nghiện và sa đà, những cô gái này bị đem
bán trinh tiết cho những kẻ lắm tiền. Đây là những vụ làm ăn rất có hời
khiến những kẻ lưu manh ngày càng trở nên táo tợn và lắm mưu.
2 tên bị bắt vì buôn bán trinh nữ
Rất
nhiều những cô gái trẻ thiếu hiểu biết đã trở thành miếng mồi của bọn
tội phạm vô đạo đức. Thậm chí khi những cô gái và gia đình họ phản khác,
tất cả đều bị đe dọa giết và không dám kháng cự. Những khu ổ chuột ở
Colombia tiếp tục là mái che cho tội ác vô nhân tính này.
Trinh nữ, món mồi ngon của đại gia
Nói
đi thì cũng phải nói lại, tại sao giá của trinh nữ lại càng cao khiến
món hàng này ngày càng được săn lùng ráo riết đến như vậy. Đó chỉ có thể
là do ngày càng có nhiều những người lắm tiền muốn dùng trinh nữ làm
thú vui tiêu khiển. Nguy hiểm hơn là thú vui này càng ngày càng lan rộng
và trở thành một “thói quen” của các đại gia lắm tiền.
Các đại gia ngày càng có thú vui "mua trinh"
Theo
lời đồn đại không biết từ đâu thì trinh nữ mang đến may mắn trong kinh
doanh, trong tiền tài. Chẳng hiểu có phải thật không nhưng lời đồn ấy đã
khiến ngày càng nhiều cô gái trẻ bị đem ra làm món hàng trao đổi.
Theo đồn đại, trinh nữ sẽ mang lại may mắn
Từ
những siêu sao bóng đá như Ribery, Rooney đều dính líu đến những vụ
việc liên quan đến gái “non”, rồi đến cả chính trị gia lừng lẫy
Berlusconi của Italia cũng có những vụ bê bối về trinh nữ. Đó mới chỉ là
phần nổi của tảng băng chìm khi thực tế số vụ mua trinh phụ nữ đang ở
con số đáng sợ không thể thống kê chính xác.
Nhiều người nổi tiếng cũng dính scandal trinh nữ
Có
thể nói nạn mua “trinh gái non” đang làm suy đồi hình ảnh đạo đức trong
xã hội loài người khi đem những thứ cao quý của con người ra làm hàng
hóa trao đổi. Có lẽ chỉ có toàn xã hội chung tay đoàn kết, trừng trị
thích đáng những kẻ coi thường giá trị đạo đức, khi đó mới có thể từng
bước xóa xổ vấn nạn đau đầu này.
Theo Gia Minh (Soha.vn/Trí thức trẻ)
Bình luận