Nữ sát thủ giết người hàng loạt bằng thuốc độc

Margie Velma Barfield là một kẻ giết người hàng loạt dùng thạch tín làm vũ khí, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên bị xử tử bằng thuốc độc kể từ khi án tử hình được khôi phục tại Mỹ vào năm 1976.

Margie Velma Barfield là một kẻ giết người hàng loạt dùng thạch tín làm vũ khí, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên bị xử tử bằng thuốc độc kể từ khi án tử hình được khôi phục tại Mỹ vào năm 1976.

Nhưng dường như đằng sau mỗi tội ác đều có một uẩn khúc. Trường hợp của Velma là tuổi thơ không hạnh phúc cùng những bất hạnh trong cuộc đời đã đẩy bà vào con đường tội lỗi, và khi bà nhận ra sai lầm của mình thì cũng đã muộn.

Velma Margie (Bullard) Barfield sinh năm 1932, là con gái thứ hai trong một gia đình có chín người con. Ông Murphy Bullard là một người dữ đòn trong khi bà Lillie luôn phục tùng chồng. Velma không thừa hưởng tính nhẫn nhịn của mẹ và vì vậy cô bé thường xuyên bị bố đánh đập.

Năm lên 7, Velma bắt đầu đi học và coi đây như một chỗ ẩn náu khỏi căn nhà chật chội đầy bạo lực. Mặc dù là một học sinh chăm chỉ nhưng Velma không được các bạn đồng trang lứa đón nhận vì tính cách hướng nội của mình. Tính cách nghiêm khắc của cha khiến cô nảy sinh ý định buộc tội ông lạm dụng tình dục con gái mặc dù cả gia đình đều phủ nhận những cáo buộc vô lý đó.


Chân dung nữ sát thủ “thạch tín” Velma

Ba vụ cháy nhà bí ẩn

Ở tuổi 17, Velma và Thomas Burke quyết định thôi học và làm đám cưới bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của ông Murphy. Họ sinh được hai người con, Ronald Thomas và Kim Thomas. Velma ở nhà nội trợ và Burke nhận nhiều công việc khác nhau. Mặc dù cái nghèo đeo đuổi nhưng họ đã có một khoảng thời gian hạnh phúc.

Sau đó, Velma quyết định đi làm và chuyển đến ở một căn nhà khá hơn ở Parkton, SC. Đây cũng là nơi những vấn đề của cô bắt đầu. Năm 1963, Velma mắc bệnh phải cắt tử cung. Ca phẫu thuật tuy thành công nhưng để lại di chứng tinh thần nghiêm trọng. Rồi việc Thomas tìm được công việc mới và thường xuyên đi vắng khiến sự giận dữ trong Velma bùng nổ. Nhất là khi cô phát hiện chồng vẫn đi gặp gỡ và rượu chè với bạn bè sau lưng mình.

Năm 1965, Thomas bị tai nạn và chấn thương ở đầu, ông uống rượu liên miên. Gia đình Burke lâm vào những cuộc cãi vã không ngớt. Velma được nhập viện và điều trị bằng thuốc an thần và vitamin. Về nhà, bà tăng liều thuốc an thần lên rồi đi khám ở nhiều nơi để lấy thuốc cho cơn nghiện ngày một gia tăng của mình. Một ngày, khi lũ trẻ đến trường, Velma từ tiệm giặt ủi trở về thì thấy ngôi nhà đang cháy còn Thomas chết do ngạt khói. Sau một thời gian ngắn ngủi đau đớn trong nỗi bất hạnh, một vụ cháy khác xảy ra và thiêu trụi toàn bộ căn nhà.

Jennings Barfield là một người đàn ông góa vợ với căn bệnh tim mãn tính. Không lâu sau cái chết của chồng, Velma và Barfield làm đám cưới. Đám cưới của họ cũng kết thúc nhanh chóng như khi nó bắt đầu vì Velma nghiện nặng. Nhưng Barfield chết vì đau tim khi cả 2 chưa kịp ly hôn. Hai lần làm quả phụ trong một thời gian ngắn không làm người ta ngạc nhiên bằng việc ngôi nhà của bà bị cháy… lần thứ ba.

Những cái chết đột ngột vì đau dạ dày


Nhiễm độc thạch tín từ nguồn nước

Ngay sau khi Velma trở về nhà bố mẹ đẻ, ông Murphy chết vì ung thư phổi. Velma và mẹ tiếp diễn những cuộc cãi vã. Suốt mùa hè 1974, bà Lillie phải nhập viện vì một loại vi-rút trong dạ dày. Các bác sĩ đã không tìm ra được nguyên nhân cũng như cách chữa trị.

Nhưng chỉ vài ngày sau đó, bà hồi phục và trở về nhà. Giáng sinh năm đó, bà Lillie than phiền vì nhận được những thông báo về việc quá hạn thanh toán chiếc xe của mình mặc dù chiếc xe đã được thanh toán toàn bộ từ rất lâu. Vài ngày sau, bệnh tình của Lillie trở nên nghiêm trọng và điều gì phải đến cũng đã đến.

Năm 1975, Velma bị kết án 6 năm tù vì tội làm giả chi phiếu cho chiếc xe của mẹ. Sau khi ra tù, bà nhận công việc chăm sóc cho đôi vợ chồng già Edwards, cụ ông 91 tuổi và cụ bà 84 tuổi. Ban đầu, mọi việc tưởng chừng như suôn sẻ, nhưng 6 tháng sau, bà Dollie phê bình Velma lười biếng và thiếu tập trung. Tháng 1/1977, cụ ông chết và Velma tiếp tục chăm sóc cho cụ bà. Đến tháng 2 thì cụ bà chết vì bị nhiễm một loại “vi-rút trong dạ dày”.

Công việc tiếp theo của Velma là chăm sóc cho cụ John Henry Lee 80 tuổi và người vợ là bà Record bị gãy chân. Những khoản thanh toán bí ẩn xuất hiện trên báo cáo ngân hàng của bà Record dẫn đến những cuộc tranh luận không dứt. Và chỉ vài tháng sau đó, John Henry mất trong cuộc “chiến đấu” chống lại một loại “vi-rút trong dạ dày”.

Năm 1977, Velma chuyển đến sống với Stuart Taylor. Người đàn ông 56 tuổi cũng là một người góa vợ, mặc dù biết rõ về quá khứ của Velma nhưng Taylor vẫn cho rằng đó chỉ là một quãng đời lầm lạc. Tuy nhiên, Taylor cũng không có ý định làm đám cưới với Velma.

Họ dành nhiều thời gian tham dự các hoạt động giáo hội. Khi nhà giảng thuyết danh tiếng Rex Humbard tổ chức một buổi thuyết giảng ở Fayetteville, cả hai đã quyết định tham gia. Trong suốt buổi thuyết giảng, Taylor bị đau bụng và chỉ vài ngày sau đó là cái chết bí ẩn của ông. Điều bất thường này đã khiến các bác sĩ đề nghị khám nghiệm tử thi.

Page Hudson - Trưởng bộ phận giám định Nam Carolina - đã khẳng định thạch tín là nguyên nhân gây ra cái chết của Taylor và có thể Velma chính là thủ phạm. Khi được thẩm vấn, Velma khăng khăng phủ nhận tội lỗi của mình. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, bà ta thú nhận với con trai Ronnie của mình rằng bà chỉ định làm cho Stuart ốm. Ronnie đã thuyết phục mẹ đến đồn cảnh sát tự thú.

Lời thú tội muộn màng

Velma Barfield thú nhận đã giết vợ chồng nhà Edwards, John Henry Lee, bà Lillie Burke. Bà nói nguyên nhân giết họ là để che đậy sự thật rằng bà đã trộm tiền từ họ để mua thuốc. Công tố viên Joe Freeman Britt là một người ủng hộ án tử hình và đã kết tội Velma giết người mức độ 1 đối với Stuart Taylor.

Luật sư của Velma - Bob Jacobson - đã tìm mọi cách để đưa tội trạng của bà xuống mức giết người cấp độ 2, nhưng thẩm phán lại cho phép đưa vào những tình tiết của những vụ án trước đó và việc biện hộ là vô ích. Velma khăng khăng cho rằng chính tuổi già, chứ không phải thuốc độc của bà, đã giết các nạn nhân. Sự thiếu ăn năn hối cải của bà đã dẫn đến phán quyết tử hình.

Trong thời gian ở tù, bà đã đồng sáng tác cuốn sách Woman on Death Row như một cuốn hồi ký của cuộc đời mình. Gần đến ngày thụ án, bà còn thừa nhận thêm việc đã giết 2 người chồng đầu là Stuart Thomas và Jennings Barfield. Trong những phút giây cuối cùng, Velma xin lỗi cho tất cả những tổn thương mà mình gây ra, và đối với bà, án tử hình chính là cánh cổng mở ra thiên đường, là dấu chấm hết cho những bất hạnh xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ này.

Theo Dòng Đời

Bình luận