Tài liệu mật ở căn cứ tình báo Mỹ bị Snowden lấy bằng cách nào?
Hệ thống an ninh nhiều lỗ hổng của NSA đã góp một phần không nhỏ vào vụ bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử 61 năm của cơ quan tình báo này.
Hệ thống an ninh nhiều lỗ hổng của NSA đã góp một phần không nhỏ vào vụ bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử 61 năm của cơ quan tình báo này.
Theo một nguồn tin thứ cấp của Reuters, cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã thuyết phục khoảng 20-25 đồng nghiệp đang làm việc tại căn cứ tình báo Mỹ ở Hawaii cung cấp cho anh ta mật khẩu và các thông tin đăng nhập khác với lí do để phục vụ cho công việc của mình - quản trị viên hệ thống máy tính. Sau đó, Snowden đã sử dụng những thông tin mà các đồng nghiệp này vô tình cung cấp để đăng nhập vào hệ thống, lấy đi hàng chục nghìn tài liệu tuyệt mật của NSA.
Một nguồn tin gần gũi với các các cuộc điều tra của chính phủ về những thiệt hại do việc rò rỉ thông tin cho biết, một số các nhân viên tình báo để rơi thông tin đăng nhập vào tay Snowden hiện đã được xác minh danh tính, bị thẩm vấn và bị sa thải. Một số khác đang bị điều tra.
Cũng theo một bài báo của Reuters hồi cuối tháng trước, NSA đã từng thất bại trong việc cài đặt các phần mềm chống rò rỉ cập nhật mới nhất tại trung tâm ở Hawaii, trước khi Snowden tới đây làm việc và thu thập hàng loạt tài liệu quan trọng của cơ quan này và trụ sở Truyền thông Chính Phủ Anh, một đối tác tình báo ở Châu Âu.
"Trong một thế giới mật, sẽ có sự khác biệt rõ ràng giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc. Nếu bạn có một lí lịch sạch và đã vượt qua các cuộc kiểm tra về độ tin cậy, bạn sẽ là người trong cuộc và được tín nhiệm", Ông Steven Aftergood, chuyên gia bảo mật thuộc liên đoàn khoa học Hoa Kỳ cho biết. "Những hiểm họa mà các cơ quan tình báo đang phải trải qua thời kì khó khăn khi có những mối đe doạ từ bên trong, rằng người đàn ông ngồi trong góc phòng kia có thể không đáng tin cậy".
Nhiều người cho rằng việc đánh giá tổn thất của vụ bê bối rò rỉ thông tin được tiến hành một cách chậm chạp là do Snowden đã thành công trong việc xóa sạch toàn bộ dấu vết cũng như cách nào mà anh ta có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của NSA.
Snowden mới đây cũng cho biết là sẽ chỉ cung cấp các thông tin mật của NSA cho một số nguồn, cụ thể là cá nhân Glenn Greenwald, cựu phóng viên của tờ Guardian, nhà làm phim Laura Poitras và cuối cùng là một phóng viên khác của tạp chí của Anh. Các thông tin được đảm bảo là sẽ không rơi vào tay của các quốc gia như Trung Quốc, hay thậm chí là cả Nga, nơi đang chấp nhận cho Snowden tị nạn.
Theo Trí thức trẻ