Tròn 1 năm ngày MH370 mất tích: "Mẹ ơi, bao giờ bố về?"
Chủ nhật, 08/03/2015 07:53
Đã tròn 1 năm kể từ ngày chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines đột ngột mất tích, thế nhưng, nỗi đau và sự hy vọng vẫn không thôi day dứt bao trái tim người ở lại.
Đã tròn 1 năm kể từ ngày chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia
Airlines đột ngột mất tích, thế nhưng, nỗi đau và sự hy vọng vẫn không
thôi day dứt bao trái tim người ở lại.
Một
năm trước, chuyên gia trang điểm Cheng Liping cùng chồng Ju Kun, 1
chuyên gia võ thuật đã phải từ bỏ giấc mơ sự nghiệp và hạnh phúc gia
đình khi anh Ju Kun bất ngờ gặp nạn trên chuyến bay MH370 của hãng hàng
không Malaysia Airlines.
>> Tìm kiếm MH370 có thể quay lại từ đầu
>> Chùm ảnh: Một năm khắc khoải của thân nhân hành khách MH370Vào ngày 8/3/2014,
sau khi hoàn thành công việc với bộ phim Rise of the Legend (Bí Ẩn Một
Huyền Thoại) và Marco Polo (Nhà Thám Hiểm Marco Polo), anh Ju Kun đã đặt
chân lên chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines để thực hiện
chuyến công tác kéo dài 4 ngày. Trong khi đó, cô Cheng quyết định ở lại
Malaysia để chờ chồng quay về. Không ai có thể ngờ được, chuyến bay định
mệnh ấy đã cướp đi hạnh phúc của gia đình Cheng cũng như biết bao gia
đình khác.
Các thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370 cầu nguyện tại 1 ngôi chùa ở Kuala Lumpur vào ngày 1/3 vừa qua. Ảnh: AP.
Một
năm sau, MH370 vẫn bặt vô âm tín. Không một mảnh vỡ nào được tìm thấy,
không có dấu vết nào cho thấy sự tồn tại của các hành khách cùng phi
hành đoàn.
Một tuần trước ngày MH370 mất tích
tròn 1 năm, lễ tưởng niệm với sự tham gia của các gia đình nạn nhân cùng
các nhân viên của hãng hàng không Malaysia Airlines đã diễn ra tại
Kuala Lumpur. Thế nhưng, sự kiện đó không thể xoa dịu nỗi đau của hàng
nghìn người ở lại. Suốt 1 năm qua, họ đã phải sống trong đau đớn, tức
giận, thất vọng, buồn bã và cả những niềm hy vọng nhỏ nhoi.
Chuyến
bay định mệnh mang theo chuyên gia võ thuật Ju Kun mất tích, để lại vợ
anh cùng 2 đứa con 6 tuổi và 2 tuổi sống trong chờ đợi mỏi mòn.
"Ngay
lúc này đây, tôi chỉ mong MH370 quay về và chồng tôi có thể về bên 3 mẹ
con", cô Cheng cất tiếng nói yếu ớt. "Tôi đã dừng làm việc kể từ khi
chiếc máy bay mất tích và cũng đã gần 1 năm nay, tôi không làm được việc
gì. Tôi đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực tài chính để có thể nuôi
nấng cũng như cho các con đi học", cô chia sẻ thêm.
Mặc
dù hy vọng MH370 quay về là rất mong manh thế nhưng, vào những ngày lễ,
cô vẫn gửi tin nhắn đều đặn cho chồng qua mạng xã hội để cập nhật tin
tức về 3 mẹ con khi họ chuyển tới 1 căn hộ ở ngoại ô Bắc Kinh.
Thực
tế, con trai cô biết bố có mặt trên chuyến bay xấu số thế nhưng chúng
vẫn chưa hiểu nhiều về chuyện đã xảy ra. "Tôi đã không nói với các con
về những gì đã xảy ra với bố chúng. Con trai tôi thường hay buồn bã và
cáu gắt sau khi vụ tai nạn xảy ra. Thỉnh thoảng, 2 đứa trẻ vẫn hỏi cha ở
đâu và bao giờ mới quay về", cô Cheng nói.
Vào
tháng 1/2015, Malaysia Airlines chính thức tuyên bố sự biến mất của
MH370 là 1 tai nạn và toàn bộ hành khách cũng như phi hành đoàn đều đã
thiệt mạng. Tuyên bố này giúp các thân nhân được hưởng các mức bồi
thường và giảm bớt gánh nặng tài chính trong suốt 1 năm ròng rã chờ đợi,
ngóng chờ tin tức người thân.
Thế nhưng, rất
nhiều thân nhân của các hành khách trên chuyến bay MH370 lại cho rằng
tuyên bố này được đưa ra quá sớm bởi cho đến nay chưa hề có bằng chứng
cụ thể chứng minh đó là 1 tai nạn. Họ khẳng định tiền không phải là thứ
họ cần.
"Tiền cũng vô dụng mà thôi. Nó chẳng có
ý nghĩa gì với tôi cả. Tôi không thể chấp nhận được điều đó có thể giúp
Malaysia Airlines hoàn thành trách nhiệm. Ai đó phải chịu trách nhiệm
cho sự việc này, thế nhưng, chưa có ai đứng ra cả", bà Li Lianying -
người có con gái, con rể và cháu gái 3 tuổi mất tích cùng chuyến bay
MH370 - cho biết.
Bà Li cho biết bà không thể
chịu đựng được khi phải sống trong căn nhà rộng thênh thang trong khi cả
con gái, con rể và cháu ngoại của bà đều đã mất tích. Với nỗi buồn sâu
sắc, bà Li cho biết con gái và con rể của bà đã yêu nhau từ khi còn đi
học và vào ngày 8/3/2014, gia đình nhỏ đã tới Malaysia để kỷ niệm 10 năm
ngày cưới.
"Đó là đứa con gái duy nhất của
tôi, con rể duy nhất của tôi, đứa cháu duy nhất của tôi. Cả 2 thế hệ đều
đã tử nạn", bà Li bật khóc.
Kể từ sau khi
MH370 mất tích, bà Li thường sống cùng với những thân nhân của các hành
khách khác có mặt trên chuyến bay MH370, thi thoảng bà lại ngủ bên nhà
chị gái. Trong khi đó, chồng bà đã rong ruổi trên rất nhiều hành trình
để sang Malaysia tìm câu trả lời cho chuyến bay mất tích.
Cũng
giống như trường hợp của gia đình bà Li, rất nhiều thân nhân của các
hành khách khác cũng đã phải đối mặt với cuộc sống u buồn, hoàn toàn
khác biệt kể từ khi MH370 mất tích. Trong đó, có trường hợp của ông Feng
Zhishan cùng vợ, bà Xie Xiucui. Ngay khi nhận được tin dữ về người con
trai 21 tuổi, hai vợ chồng ông Feng đã vượt chặng đường hơn 800km để tới
Sân bay quốc tế Bắc Kinh ngóng chờ tin tức. Sống trong căn nhà thuê lụp
xụp, 2 vợ chồng tìm đủ mọi cách để nắm được tin tức của con.
Mặc
dù trước đó, cả 2 vợ chồng đều không rành tiếng Hoa phổ thông, thế
nhưng để hỏi được tin tức về con cùng chiếc máy bay mất tích nhanh nhất,
2 ông bà đã học tiếng cũng như cách dùng mạng xã hội để cập nhật tình
hình. Ngoài ra, suốt 1 năm qua, 2 ông bà cũng cố gắng tìm việc kiếm sống
qua ngày để bám trụ lại Bắc Kinh chờ tin con.
Bình luận