Chủ tịch VFF: Chính khách hay doanh nhân?

Chiếc ghế Chủ tịch VFF đang trở thành tâm điểm trước thềm Đại hội VFF nhiệm kỳ VII. Càng gần đại hội, dư luận càng bàn tán về chiếc chiếc ghế Chủ tịch VFF với 2 ứng cử viên, một là Nhà nước, còn lại là doanh nhân. Ai sẽ là người ngồi “ghế nóng”?ư

Chiếc ghế Chủ tịch VFF đang trở thành tâm điểm trước thềm Đại hội VFF nhiệm kỳ VII. Càng gần đại hội, dư luận càng bàn tán về chiếc chiếc ghế Chủ tịch VFF với 2 ứng cử viên, một là Nhà nước, còn lại là doanh nhân. Ai sẽ là người ngồi “ghế nóng”?ư

Mới đây Bộ VH, TT&DL đã chính thức giới thiệu Thứ trưởng Lê Khánh Hải ứng cử ghế Chủ tịch VFF. Như vậy, nếu không có gì thay đổi phút chót, VFF sẽ chốt lại danh sách ứng cử viên Chủ tịch để trình lên Bộ Nội vụ. Theo nguyên tắc, Bộ chỉ được giới thiệu 1 người, nên những gương mặt được nhiều người nhắc tới trước đó là Phó Tổng cục trưởng TC TDTT Phạm Văn Tuấn và ông Lê Quý Phượng (Hiệu trưởng trường Đại học TDTT TP.HCM), sẽ phải giới thiệu ở các vị trí chủ chốt khác.

Như vậy, cuộc đua tới chiếc ghế Chủ tịch VFF năm nay sẽ là một cán bộ cấp cao của Nhà nước và một doanh nhân.

VFF, VPF, Lê Hùng Dũng, Lê Khánh Hải
Hai ƯCV nặng ký cho ghế Chủ tịch VFF

Chọn ai trong hai gương mặt này, đến giờ vẫn có nhiều ý kiến gây tranh cãi. TGĐ CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh cho rằng, đây đang là giai đoạn khó khăn nên dù là ai, doanh nhân hay chính khách cũng sẽ phải đối mặt với những thử thách cực kỳ khắc nghiệt. Vì thế, điều cần nhất bây giờ là tìm một vị chủ tịch VFF có tâm, có tầm, có hiểu biết về bóng đá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu khi búa rìu dư luận chỉ trích.

SLNA vừa qua không giới thiệu ai vào vị trí Chủ tịch VFF, bởi ông Thanh cho rằng đây là vị trí quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bóng đá Việt Nam. SLNA sẽ bầu cho ai có những đề cương phát triển bóng đá thuyết phục nhất được trình bày tại Đại hội sắp tới.

Về quan điểm cá nhân ông Thanh, nếu chủ tịch VFF là doanh nhân thì người đó nhất định phải được Nhà nước công nhận là doanh nhân thành đạt. Sự phát triển của VFF sẽ phải đặt rất nhiều vào doanh nhân đó bởi chẳng may doanh nghiệp của doanh nhân gặp rắc rối, sẽ ảnh hưởng đến uy tín. Đó là chưa kể, đã là doanh nghiệp thì ai cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Vì thế, một doanh nhân có uy tín và sẵn sàng “đứng trên tiền”, sẽ đảm bảo nhiều quyền lợi hơn cho bóng đá Việt Nam.

Về điểm này, có vẻ ông Lê Hùng Dũng đáp ứng được, khi ngân hàng Eximbank nơi ông Dũng là Chủ tịch HĐQT là một doanh nghiệp “cỡ bự”. Chưa kể vài năm qua, Eximbank tài trợ mỗi năm 30 tỷ cho V.League và mới đây là đồng tài trợ cho chuyến du đấu của CLB Arsenal tại Việt Nam.

Trong khi đó, nếu Chủ tịch VFF là người Nhà nước, theo ông Thanh, đó phải có sự tự nguyện, yêu và hiểu bóng đá, chứ không nên nhận làm chủ tịch VFF chỉ vì bị cơ quan chủ quản ép buộc.

Sau 6 nhiệm kỳ với 8 đời chủ tịch VFF đều là quan chức nhà nước trong và ngoài ngành thể thao, vẫn chưa thấy có sự đột phá cần thiết để phát triển bóng đá Việt Nam. Đây là trăn trở và cũng là lo lắng của nhiều người nếu như lần này VFF tiếp tục có người đứng đầu là cán bộ Nhà nước.

“Tôi cho rằng là người Nhà nước, phải tuân theo quyết định của cơ quan chủ quản là đúng rồi, nhưng cá nhân người đó cũng phải dám xung phong, chứ không phải cứ ngồi chờ”, ông Nguyễn Hồng Thanh cho biết.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải là gương mặt còn rất mới mẻ trong giới bóng đá. So với ông Hải thì các ông Phạm Văn Tuấn và Lê Hùng Dũng được đánh giá có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về bóng đá Việt Nam. Trên thực tế, ông Tuấn và ông Dũng trước đó cũng là hai ứng viên nhận được nhiều tín nhiệm nhất từ phía các CLB.

“Theo tôi, Chủ tịch VFF nếu có thể là một chính khách Nhà nước hoặc doanh nhân đều được, miễn là có đủ uy tín để tập hợp các tổ chức, nguồn lực trong xã hội phục vụ cho sự phát triển của bóng đá. Dù lãnh đạo VFF là doanh nhân hay người của Nhà nước cũng không thể vượt qua sự quản lý của cơ quan quản lý”, ông Thanh chốt lại.

Theo kế hoạch, vào ngày 15/5 tới, sẽ diễn ra Hội nghị BCH VFF lần thứ 12.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ - Trưởng tiều ban nhân sự sẽ báo cáo trước Hội nghị về công tác chuẩn bị nhân sự của Đại hội. Tiếp đó, Hội nghị sẽ thảo luận và thông qua đề xuất về thể thức bầu cử trình Đại hội. Hội nghị cũng sẽ nghe báo cáo về việc tạm đình chỉ tư cách thành viên của các thành viên không đủ hồ sơ hoặc đã giải thể trình Đại hội thông qua.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.