Hội chứng 'bỏ bóng, đá...ông bầu'
Thứ sáu, 05/10/2012 12:42
Trong khi các cầu thủ ĐTVN đang mải miết rèn thể lực trên bãi biển Nha Trang thì câu chuyện tài trợ đang khiến các nhà quản lý bóng đá đau đầu.
Trong khi các cầu thủ ĐTVN đang mải miết rèn thể lực trên bãi biển Nha Trang thì câu chuyện tài trợ đang khiến các nhà quản lý bóng đá đau đầu.
Một cách khá âm thầm, nhà tài trợ chính của giải bóng đá TPHCM là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank đã chính thức rút lui. Trong một thông báo mới đây, thường trực VFF đã khẳng định điều này và giao cho Ban Tổng thư ký tìm đối tác thay thế, nếu không tìm được VFF buộc phải tự bỏ tiền ra để tổ chức giải.
Cũng trong thông báo này, thường trực VFF buộc phải cho thanh lý một số khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) đối với các nhà tài trợ đã giải thể hoặc không có khả năng chi trả.
Có vẻ như tác động của kinh tế đến bóng đá không đơn giản như người ta nghĩ. Bầu Kiên bị bắt, số phận của CLB bóng đá Hà Nội đã rất lung lay. Ngay cả khi một số bên đưa ra tuyên bố cố gắng duy trì đội bóng thì câu hỏi "mất hàng trăm tỷ để duy trì đội bóng" để làm gì dường như đã có câu trả lời.
Một ông chủ khác, bầu Hiển tuyên bố rút vốn khỏi hai CLB Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng. Thông tin bán tín bán nghi và có lẽ quá trình "rút" này chỉ được thực hiện một cách triệt để khi không còn những thương hiệu T&T và SHB gắn với tên đội bóng.
Chính sự rút lui này đã ảnh hưởng tới một đội khác: V.Hải Phòng. Câu chuyện V.Hải Phòng mua "suất" lên hạng của CLB trẻ Hà Nội của bầu Hiển cũng có thể phải xem xét. Bầu Hiển ngại VFF? Không phải. Điều quan trọng là trong lúc này, các ngân hàng cố gắng tránh những hoạt động thanh tra không cần thiết. Tuyên bố của bầu Hiển cũng coi như khiến phái đoàn thanh tra của Bộ VH-TT-DL không còn việc để làm.
Ngân hàng Bắc Á đang bắt SLNA chờ đợi. Có lẽ lãnh đạo Ngân hàng này đã hiểu ra một vấn đề đơn giản là thà dùng tiền đầu tư vào những con bò còn có ích hơn là đầu tư vào các cầu thủ. Ai cũng biết mối quan hệ giữa Bắc Á và thương hiệu sữa sạch TH true milk. Đúng là nên đầu tư vào sự sạch của sữa hơn là đầu tư vào một môi trường còn cần rất nhiều chất tẩy trùng như bóng đá và CLB bóng đá Việt.
Cũng không ở đâu, một ông chủ CLB đã phải trốn chui trốn lủi như kẻ bị đòi nợ như bóng đá Việt. Bầu Thọ của Navibank Sài Gòn đã chính thức tuyên bố "bỏ bóng đá" bằng một công văn gửi LĐBĐ TPHCM. Một thiếu gia đất Sài Thành chỉ cách đây 1 năm đầu tư vào bóng đá không tiếc tiền giờ đã rơi vào thảm cảnh.
Bóng đá đang phải trả giá. Điều này là tất yếu đối với một nền bóng đá phụ thuộc và các nhà tài trợ chứ không phải phụ thuộc vào lượng vé bán ra ở mỗi trận đấu.
Có bao nhiêu tuyển thủ dưới trướng Phan Thanh Hùng lo lắng về số phận đội bóng mà mình đang đầu quân? Có thể nó sẽ gây mệt mỏi và mất phương hướng hơn nhiều so với những bài tập thể lực mà các cầu thủ đang chịu đựng ở Nha Trang.
Một cách khá âm thầm, nhà tài trợ chính của giải bóng đá TPHCM là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank đã chính thức rút lui. Trong một thông báo mới đây, thường trực VFF đã khẳng định điều này và giao cho Ban Tổng thư ký tìm đối tác thay thế, nếu không tìm được VFF buộc phải tự bỏ tiền ra để tổ chức giải.
Cũng trong thông báo này, thường trực VFF buộc phải cho thanh lý một số khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) đối với các nhà tài trợ đã giải thể hoặc không có khả năng chi trả.
Bầu Hiển tuyên bố không dính líu gì tới SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T |
Có vẻ như tác động của kinh tế đến bóng đá không đơn giản như người ta nghĩ. Bầu Kiên bị bắt, số phận của CLB bóng đá Hà Nội đã rất lung lay. Ngay cả khi một số bên đưa ra tuyên bố cố gắng duy trì đội bóng thì câu hỏi "mất hàng trăm tỷ để duy trì đội bóng" để làm gì dường như đã có câu trả lời.
Một ông chủ khác, bầu Hiển tuyên bố rút vốn khỏi hai CLB Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng. Thông tin bán tín bán nghi và có lẽ quá trình "rút" này chỉ được thực hiện một cách triệt để khi không còn những thương hiệu T&T và SHB gắn với tên đội bóng.
Chính sự rút lui này đã ảnh hưởng tới một đội khác: V.Hải Phòng. Câu chuyện V.Hải Phòng mua "suất" lên hạng của CLB trẻ Hà Nội của bầu Hiển cũng có thể phải xem xét. Bầu Hiển ngại VFF? Không phải. Điều quan trọng là trong lúc này, các ngân hàng cố gắng tránh những hoạt động thanh tra không cần thiết. Tuyên bố của bầu Hiển cũng coi như khiến phái đoàn thanh tra của Bộ VH-TT-DL không còn việc để làm.
Ngân hàng Bắc Á đang bắt SLNA chờ đợi. Có lẽ lãnh đạo Ngân hàng này đã hiểu ra một vấn đề đơn giản là thà dùng tiền đầu tư vào những con bò còn có ích hơn là đầu tư vào các cầu thủ. Ai cũng biết mối quan hệ giữa Bắc Á và thương hiệu sữa sạch TH true milk. Đúng là nên đầu tư vào sự sạch của sữa hơn là đầu tư vào một môi trường còn cần rất nhiều chất tẩy trùng như bóng đá và CLB bóng đá Việt.
Cũng không ở đâu, một ông chủ CLB đã phải trốn chui trốn lủi như kẻ bị đòi nợ như bóng đá Việt. Bầu Thọ của Navibank Sài Gòn đã chính thức tuyên bố "bỏ bóng đá" bằng một công văn gửi LĐBĐ TPHCM. Một thiếu gia đất Sài Thành chỉ cách đây 1 năm đầu tư vào bóng đá không tiếc tiền giờ đã rơi vào thảm cảnh.
Bóng đá đang phải trả giá. Điều này là tất yếu đối với một nền bóng đá phụ thuộc và các nhà tài trợ chứ không phải phụ thuộc vào lượng vé bán ra ở mỗi trận đấu.
Có bao nhiêu tuyển thủ dưới trướng Phan Thanh Hùng lo lắng về số phận đội bóng mà mình đang đầu quân? Có thể nó sẽ gây mệt mỏi và mất phương hướng hơn nhiều so với những bài tập thể lực mà các cầu thủ đang chịu đựng ở Nha Trang.
Theo Thể thao 24h
Bình luận