Môn võ bùa quái dị chỉ đánh bằng một tay của người châu Phi

Ở châu Phi có một võ thuộc loại “kỳ quặc” nhất thế giới mà khi chiến đấu các võ sĩ thường mang theo một lá bùa, đó là Dambe.

Ở châu Phi có một võ thuộc loại “kỳ quặc” nhất thế giới mà khi chiến đấu các võ sĩ thường mang theo một lá bùa, đó là Dambe.

Môn võ chỉ đánh bằng một tay

Mặc dù được tấn công bằng chân tuy nhiên rất lạ ở chỗ khi thi đấu, các võ sĩ thuộc môn Dambe (còn gọi là Kokawa) lại chỉ ra đòn bằng một tay.

Môn võ bùa này thường diễn ra theo thể thức thi đấu đối kháng một đấu một. Điều đặc biệt là trước khi thi đấu, các võ sĩ sẽ bọc một lớp vải quanh cánh tay và bàn tay thuận.

Tiếp đó, các võ sĩ sẽ cuốn một sợi dây thừng thật chặt vào cánh tay đó (gọi là cây thương).

Khi thi đấu, võ sĩ chỉ ra đòn bằng cánh tay này và tay còn lại chỉ dùng để phòng thủ. Thường thì mục tiêu được tấn công chỉ bao gồm toàn bộ phần mặt.

Về kỹ thuật, môn võ Dambe có khá ít những quy tắc chính thức. Ngay cả khi thi đấu cũng không nhất thiết phải căn cứ theo các hạng cân.

Các võ sĩ Dambe.

Các võ sĩ Dambe.

Thông thường mỗi trận đấu sẽ kéo dài 3 hiệp tuy nhiên mỗi hiệp lại không quy định về thời gian.

Trận đấu được kết thúc khi một trong hai võ sĩ không còn khả năng thi đấu hoặc khi một võ sĩ có thể ghì đối phương sao cho cánh tay, đầu gối hoặc toàn bộ cơ thể chạm sát mặt đất là giành chiến thắng.

Dambe được coi là một trong 10 môn võ là kỳ lạ nhất thế giới, được phát triển bởi những người Hausa của Tây Phi. Ngày nay được phát triển ở Ai Cập cũng như một số quốc gia khác.

Trong lịch sử, Dambe bao gồm cả đấu vật được gọi là Laamb, xuất xứ từ Senegal, sau đó lan ra các nước như Togo, Nigeria, Burkina Faso…

Tuy nhiên ngày nay, Dambe trở thành môn võ cổ truyền mà các kỹ thuật đấu vật dần bị loại bỏ thay vào đó là phát triển các đòn đấm theo kiểu boxing.

Hàng năm, những lễ hội Dambe được tổ chức để các thanh niên trai tráng thi thố, thường diễn ra ở các vùng quê sau thời điểm thu hoạch mùa màng.

Muốn có sức mạnh, phải mang bùa chú

Trong các cuộc đọ sức truyền thống, các võ sĩ Dambe không bao giờ thiếu một là bùa hộ mệnh, được dùng như là hình thức bảo vệ siêu nhiên giúp tăng cường sức mạnh, vượt qua đau đớn, thoát khỏi chết chóc…

Một số võ sĩ sẽ đeo là bùa ở cổ tuy nhiên phổ biến nhất là bọc trong bàn tay. Ngoài ra trên cánh tay này thường có một vết sẹo rất nổi bật bắt nguồn từ một nghi lễ mang tính tâm linh huyến bí.

Thậm chí ở các cuộc thi đấu thời xưa, trước khi bước vào trận đánh, võ sĩ còn sử dụng cả cần sa để giúp tăng sức mạnh và khả năng chịu đòn.

Tuy nhiên ngày nay, các trận đấu thường không khuyến khích những nghi thức này để đảm báo tính công bằng.

Một giải đấu Dambe được tổ chức tại Nigeria năm 2008

Có những thời kỳ, các cuộc thi đấu Dambe trở thành những võ đài chết chóc bởi sự tàn khốc của nó.

Trong các trận đấu, để tăng thêm sát thương các võ sĩ còn nhúng cánh tay trong nhựa có trộn với  những mảnh thủy tinh vỡ hoặc nhúng vào chì.

Một số võ sĩ khác còn gắn những lá thép nhỏ ở phần gót chân hoặc đầu gối để có thể gây sát thương cho những cú đá. Ngày nay, tất cả những thủ thuật này cũng dần được hạn chế vì được coi là phạm luật.

Tuy nhiên ở những trận đấu thời hiện đại, nhiều võ sĩ vẫn đeo những sợi xích ở chân để khi tung ra những cú đá sẽ làm đối phương ngã dễ dàng hơn.

Về trang phục, thời xưa các võ sĩ Dambe sẽ đóng khổ và cởi trần khi thi đấu nhưng ngày nay, võ sĩ chuyển sang mặc quần short.

Các trận đấu thường diễn ra dưới nền âm nhạc với những nhạc cụ truyền thống rất sôi động, có khi để cổ vũ, lúc lại nhằm khiêu khích đối thủ.

Ngày nay ở nhiều quốc gia vùng Tây Phi, bên cạnh vai trò là môn thể thao cổ truyền phục vụ lễ hội thì các trận đấu Dambe còn trở thành công cụ để cá cược, thậm chí là để các vùng phân định, tranh giành địa bàn chăn nuôi gia súc…

Không những vậy, môn võ kỳ lạ này còn được một số nước sử dụng để tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.