Nhọc nhằn những cuộc “đi săn” ĐTVN trên đất Thái

Ở bất cứ cuộc hành quân đi tác nghiệp lần nào, thì việc bám sát theo chân các cầu thủ để có thể truyền tải những thông tin nóng hổi cho bạn đọc nơi quê nhà, là công việc gian khổ nhất với cánh phóng viên.

Ở bất cứ cuộc hành quân đi tác nghiệp lần nào, thì việc bám sát theo chân các cầu thủ để có thể truyền tải những thông tin nóng hổi cho bạn đọc nơi quê nhà, là công việc gian khổ nhất với cánh phóng viên.

Nỗi sợ hãi nhất của cánh phóng viên khi đi tác nghiệp nước ngoài, chính là nạn tắc đường và điều kiện tác nghiệp thiếu thốn.

Còn nhớ ngày đầu sang Thái Lan tác nghiệp, cánh phóng viên chúng tôi đã phải mừng thầm vì con đường cao tốc dẫn về thành phố quá hoành tráng. Xe đi tốc độ lên tới hơn 100km, loáng một cái đã về đến trung tâm. Tuy nhiên, đến đây mới thật sự là nỗi kinh hoàng. Không biết ô tô ở đâu lại nhiều đến như vậy. Ở mọi ngõ hẻm, mọi tuyến phố, dòng xe cứ ken đặc lại. Anh lái taxi thấy chúng tôi sốt ruột, cười khuẩy: “Ở Bangkok, tắc đường là chuyện bình thường. Cứ chờ…3 tiếng nữa rồi sẽ tới nơi”.

ĐTVN, VFF, Hoàng Văn Phúc, AFF Cup, Thái
Đội nhập bữa ăn của ĐTVN. Ảnh: SN

Thế nhưng, như thế vẫn chưa hết rắc rối. ĐTVN mỗi ngày tập ở những sân khác nhau, khiến cánh phóng viên Việt Nam vất vả theo đội tuyển.

Kinh nghiệm tác nghiệp được phóng viên sử dụng, chính là hành quân từ rất sớm, sớm trước đến vài tiếng đồng hồ. Thế mà có những hôm đội tuyển bất ngờ thay đổi kế hoạch tập luyện, coi như mất cả buổi hôm đó vì di chuyển, chờ đợi.

Với nạn tác đường, nhiều người nảy ra sáng kiến thuê xe máy, nhưng ở Thái Lan đi ngược so với Việt Nam. Đó là chưa kể thuê xe cũng rất đắt và cảnh sát Thái Lan thường phạt rất nặng các lỗi vi phạm giao thông.

Kẹt xe đã trở thành nỗi ám ảnh với cánh phóng viên Việt Nam khi đi tác nghiệp ở những nước ĐNA. Đó thực sự là thách thức rất lớn và nếu không giải quyết được, coi như chẳng làm được việc gì.

Tuy nhiên, còn một thứ cũng đáng sợ không kém, chính là điều kiện tác nghiệp. Hồm đầu cánh phóng viên Việt Nam sang Bangkok, tất cả tá hỏa khi khách sạn không có wifi. Hỏi ra mới biết, muốn dùng internet, phải mua thẻ, với giá không hề dễ chịu. Ở trung tâm báo chí-đại bản doanh của các phóng viên, wifi cũng tậm tịt lúc có lúc không. BTC đã yêu cầu những ai không cần thiết phải “vào mạng”, nên tắt máy để nhường cho người khác. Thế nhưng đi tác nghiệp, làm gì có ai ngồi chơi?

ĐTVN, VFF, Hoàng Văn Phúc, AFF Cup, Thái
Mọi thông tin của ĐTVN đều được các phóng viên theo sát. Ảnh: SN

Dẫu sao thì những khó khăn trên, cũng chỉ gây khó khăn với phóng viên Việt Nam những hôm đầu, khi tất cả còn bỡ ngỡ, ăn ở chưa ổn định. Điều đáng nể nhất với phóng viên Việt Nam, chính là khả năng săn ảnh, săn tin về mọi hoạt động của ĐTVN.

Khách sạn Golden Tulip là nơi đóng quân của cả 4 đội bảng A tại AFF Cup năm nay, nên việc xin phép được Ban giám đốc khách sạn vào gặp gỡ ĐTVN vốn là chuyện rất khó. Chính vì thế, cuộc “đột nhập” bất ngờ của cánh phóng viên Việt Nam ngay lúc ĐTVN đang dùng bữa cơm trưa trước hôm diễn ra trận khai mạc AFF Cup, khiến các cầu thủ không khỏi ngỡ ngàng…

Ở các buổi tập, phóng viên Việt Nam đông hơn bất cứ phóng viên quốc tế nào. Vì thế mà một cầu thủ cũng phải thốt lên: “Sao đi đâu cũng gặp phóng viên Việt Nam, cứ như Công an vây!”.

Tại AFF Cup năm nay, số lượng của phóng viên Việt Nam chỉ thua nước chủ nhà. Theo danh sách đăng ký với BTC, có khoảng gần 100 phóng viên đến từ các báo. Đó là chưa kể rất nhiều e kip truyền hình, đài phát thanh và cả những phóng viên tự bỏ tiền túi đi tác nghiệp.

Sự có mặt của phóng viên ở bất cứ nơi nào đội tuyển đến đã là chuyện rất bình thường, nhưng phóng viên Việt Nam còn toả đi khắp các sân để “do thám” các đối thủ của ĐTVN, khiến các đồng nghiệp đáng nể. Đã có rất nhiều trường hợp các đội bóng ở bảng A là Thái Lan, Myanmar và Philippines “đóng cửa” với phóng viên Việt Nam. Thậm chí như đội Philippines, còn yêu cầu cả cảnh sát đến để chặn không cho phóng viên Việt Nam tác nghiệp.

Còn riêng ĐTVN, từ các quan chức VFF, các thành viên Ban huấn luyện, các cầu thủ…đều quá quen thuộc với từng gương mặt phóng viên. Ở giải trong nước đã gặp nhau suốt, giờ đi nước ngoài càng gặp nhau nhiều hơn bởi mọi sinh hoạt từ bữa ăn, giấc ngủ…đều được phóng viên “soi” rất kỹ.

Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.