Áp dụng viện phí mới, bảo hiểm y tế có “vỡ quỹ”?

Dự kiến từ tháng 7 này, biểu phí mới của gần 450 dịch vụ y tế sẽ chính thức được áp dụng. Với mức tăng viện phí này, liệu BHYT có “vỡ quỹ”? Mức phí đóng BHYT có tăng lên?

Dự kiến từtháng 7 này, biểu phí mới của gần 450 dịch vụ y tế sẽ chính thức được áp dụng.Với mức tăng viện phí này, liệu BHYT có “vỡ quỹ”? Mức phí đóng BHYT có tăng lên?

Ông Phạm Lương Sơn,trưởng ban thực hiện chính sách BHYT - BHXH VN cho biết, khi đồng thuậnvới mức tăng giá viện phí, các cơ quan liên quan đã tính toán kỹ tácđộng của tăng viện phí với quỹ BHYT, bởi việc điều chỉnh giá các dịch vụđồng nghĩa với việc quỹ BHYT phải chi trả nhiều hơn.

Đa số bệnh viện đề xuất tăng kịch trần

Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụtrưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, đến nay đã có khoảng 20/39bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế gửi về Bộ bản đề xuất điều chỉnh giá 447 dịchvụ y tế. Trong số đó, một số BV chưa giải trình đầy đủ cơ cấu tính giá dịchvụ nên Bộ Y tế đã yêu cầu làm lại.

Theo quy định của Bộ Y tế,khung giá đề xuất phải dựa trên những tính toán về kỹ thuật cũng như thựctiễn của địa phương. Bộ Y tế sẽ xem xét khung giá do các BV thuộc bộ còn ởcác địa phương, UBND và HĐND tỉnh sẽ xem xét khung giá của BV thuộc địaphương quản lý.

Áp dụng viện phí mới, bảo hiểm y tế có “vỡ quỹ”?
Viện phí tăng, mức chi trả của BHYT cho các dịch vụ này cũng tăng lên. Ảnh minh họa: H.Hải

Về các đề xuất điều chỉnhgiá 447 dịch vụ y tế tại các địa phương, ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởngBan thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, theo quy định,các địa phương khi xây dựng giá của từng dịch vụ kỹ thuật phải căn cứvào cơ cấu, định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành cũng nhưtình hình thực tế kinh tế xã hội và chất lượng cơ sở hạ tầng, trangthiết bị.

Tuy nhiên, nhiều địa phươngxây dựng giá dịch vụ y tế chưa căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở vật chất,trang thiết bị, nhân lực y tế, điều kiện kinh tế, mức sống của đại bộ phậndân cư, mà chủ yếu dựa trên định mức do Bộ Y tế ban hành. Đến nay, nhiềubệnh viện đang xây dựng và đề xuất với mức giá khá cao, bằng 90-100% của mứcgiá tối đa theo khung giá ban hành tại Thông tư 04, tương đương với mức kịchtrần được thu của bệnh viện hạng đặc biệt.

Về vấn đề này, ông Nguyễn NamLiên cho biết, chỉ 4 BV hạng đặc biệt là Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108 và Trungương Huế sẽ được xem xét thông qua mức tối đa trong khung viện phí mới.Những bệnh viện còn lại, kể cả bệnh viện hạng một cũng có sự tính toán việnphí hợp lý, không thể có mức thu cào bằng.

Tại BV Bạch Mai, ông NguyễnNgọc Hiền, Phó Giám đốc BV, cho biết đang chờ Bộ Y tế phê duyệt khung việnphí mới mà BV này đã trình cách đây gần 2 tuần. Còn hiện tại, BV vẫn thutheo viện phí cũ với bệnh nhân có BHYT. “Là một BV hạng đặc biệt như BạchMai, các dịch vụ có thể được đề xuất ở mức viện phí kịch trần nhưng sau khitính toán các chi phí thực tế, có nhiều dịch vụ BV chỉ đề xuất mức viện phítrên trung bình”, ông Hiền tiết lộ.

Riêng với các bệnh viện tạiHà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết, bản chi tiết về giá447 dịch vụ điều chỉnh mà Hà Nội xây dựng cơ bản nhận được sự đồng thuận từSở Tài chính, BHXH Hà Nội. Nhưng để được thông qua, cần trình lên Ủy ban,thường vụ thành ủy rồi thông qua HĐND. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian,trong kỳ họp tới đây, nội dung về viện phí chưa được đề cập. Vì vậy, cácbệnh viện Hà Nội vẫn thực hiện mức thu theo giá viện phí cũ của 447 dịch vụnày.

Có “vỡ” quỹ BHYT?

Tại cuộc họp ngày 20 vừaqua, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, sốthu năm 2011 của BHYT là trên 25,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm2010. Năm 2011 quỹ BHYT đã cân đối thu chi, bù đắp phần bội chi củanhững năm trước và đã có kết dư.

Về Quỹ BHYT, ông PhạmLương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết,dự kiến năm 2012 theo quyết định TT chính phủ giao, BHYT sẽ phải thu37.400 tỷ cho Quỹ và dành khoảng hơn 33 nghìn tỷ cho quỹ khám chữa bệnh.Theo dự báo đánh giá tác động, nếu lộ trình viện phí mới dự kiến áp dụngtừ 1/7/2012 thì số chi phí do BHYT chi trả tăng lên sẽ khoảng trên 4nghìn tỷ.

“So sánh với nguồn kinhphí thu thì khả năng kết dư vẫn còn khả thi. Nhưng đó chỉ là tính trênsố liệu dự báo. Trong thực tế, quá trình khám chữa bệnh còn diễn biếnphức tạp, không loại trừ việc đột biến gia tăng tần xuất khám chữa bệnh.Đột biến gia tăng chi phí do các cơ sở khám chữa bệnh vẫn tích cực chỉđịnh những dịch vụ y tế, xét nghiệm không cần thiết”, ông Sơn nói.

Khi nào tăng mức đóng BHYT?

Ông Sơn cho biết, năm2012 tính toán sơ bộ quỹ BHYT chưa mất cân đối. Năm 2013 chưa có sựthống nhất cao giữa các nhóm tính toán sự tác động của viện phí tăng vớiquỹ BHYT.

Theo BHXH Việt Nam, giá dịchvụ y tế phải tính đến khả năng cân đối quỹ BHYT tại địa phương, bởi khi tănggiá dịch vụ y tế, quỹ BHYT phải chi thêm ít nhất 25% so với trước khi chưatăng giá.

Ông Sơn cho biết, trước mắt,phí đóng BHYT sẽ chưa tăng nhưng đến mức không thể cân đối quỹ, chúng tôi sẽđề nghị Chính phủ tăng mức đóng BHYT bắt buộc phải từ mức 4,5% hiện nay lên5%; còn đối với người tham gia BHYT tự nguyện, phải tăng mức đóng từ 4,5%mức lương tối thiểu lên 6%. Bên cạnh đó phải mở rộng đối tượng tham gia BHYTđể đảm bảo nguyên lý cộng đồng (nay có khoảng 57 triệu người tham gia BHYT).

“Nếu tăng mức đóng BHYT cũngkhông tăng đáng kể. Người bệnh được hưởng lợi bởi BHYT chi trả cho bệnh nhânnhiều hơn khi giá viện phí tăng. Một điều thuận lợi nữa, đó là người bệnhkhông phải bỏ tiền túi ra cho những khoản chi phí mà bệnh viện đang coi làchênh lệnh giữa mức mà bệnh viện bỏ ra và BHYT chi trả trước đó. Còn khithực hiện giá viện phí mới này, có một đề nghị gần như là điều kiện kiênquyết phải thực hiện được, đó là bệnh viện không được thu thêm tiền bệnhnhân dưới bất kỳ hình thức nào”.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.