Bài học đau thương từ những tai nạn nướng mực hóa "nướng người"

Chỉ cần một tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

Mực nướng cồn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, không chỉ riêng đàn ông mà kể cả với phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, những vụ tai nạn do dùng cồn nướng mực vẫn xảy ra, đặc biệt là khi phái yếu làm công việc này. Gần đây nhất là vụ Cô nướng mực, 3 cháu thành ngọn đuốc sống xảy ra ở Phú Thọ khiến dư luận giật mình.

Chúng ta hãy nhìn lại nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn đau thương này để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và nhắc nhở những người xung quanh kỹ năng an toàn khi thực hiện món ăn này.

Không tắt quạt điện khi nướng mực, lửa tạt khiến 3 cháu bé bỏng nặng   

Ngày 9/8, thông tin từ Viện Bỏng Quốc Gia cho biết đang điều trị cho ba bé cùng là con của chị Phạm Thị Kính nhà ở khu 3, Đồng Luận, Thanh Thủy, Phú Thọ. Các cháu là Lê Mạnh Hùng (8 tuổi) và Lê Khánh Linh (6 tuổi) bị bỏng độ 3, bỏng rải rác 50% cơ thể và bé Lê Ngọc An (2,5 tuổi) bị bỏng độ 2, chiếm 30% cơ thể.

Cô nướng mực, ba cháu thành ngọn đuốc

Chị Kính vừa bế con út vừa ngồi chăm cháu Linh.

Nguyên nhân là khi các con chị sang nhà cô của cháu chơi. Thấy cô cháu nướng mực bằng cồn nên cả ba cháu đứng xem. Khi nướng mực cô cháu không tắt quạt nên gió đã tạt lửa từ cồn bén vào các cháu đứng đó khiến cả ba cháu như ngọn đuốc sống.

Hay tin, chị Kính như chết đứng không tin vào tai mình. Dù cả ba cháu đã được sơ cứu và đưa thẳng đến bệnh viện điều trị nhưng bỏng vẫn rất nặng, đặc biệt là bé Lê Mạnh Hùng, con trai lớn của chị Kính.

Bị cồn đổ vào người khi nướng mực, cô gái xinh đẹp tử vong

Vụ tai nạn xảy ra vào cuối năm 2014 khiến cô gái xinh đẹp Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tử vong đặc biệt được dư luận quan tâm.

Bạn bè và gia đình vô cùng tiếc thương vì chị Luận không chỉ xinh xắn dễ mến, mới lập gia đình được nửa năm và sự nghiệp đẹp đẽ đang còn dang dở khi chuẩn bị bảo vệ luận án Thạc sỹ.

Cụ thể, tối ngày 18/10, chị Luận vào bếp nướng mực, không may làm đổ chai cồn vào người, gần đó lửa đang cháy khiến cồn bén rồi cháy lan lên khắp cơ thể khiến chị Luận bị bỏng tới hơn 80%, bỏng sâu 40%, hoại tử 11%..., hôn mê suốt 20 ngày và tử vong sau đó.

Cô gái xinh đẹp bị bỏng cồn khi nướng mực đã tử vong - Ảnh 1

Chị Luận khi còn là cô gái trẻ đẹp, đầy hoài bão (trái) và hình ảnh của chị sau khi bị bỏng nặng (phải).

Một trường hợp khác tương tự xảy ra năm ngoái là chị Bùi Kim Kh. trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị bỏng khi nướng mực cho chồng và bạn của chồng nhân dịp sinh nhật con gái. Trong khi nướng mực do bất cẩn nên lửa bùng lên bám vào chiếc váy của chị Kh. đang mặc khiến chị bị bỏng nặng. Trong lúc bị bỏng do hoảng loạn nên chị Kh. chạy xung quanh nhà. Cả nhà cùng hoảng nên không dập tắt ngọn lửa.

Khi nhập viện chị bị bỏng nặng phần chân và phần phụ. Bác sĩ cho biết do đặc thù mặc váy lửa bén ở phần dưới váy nên bệnh nhân như thế ít bị bỏng ở mặt. Song phần phụ của bệnh nhân lại bị tàn phá khá nặng nề.

Tiếp thêm cồn khi đang nướng mực, vợ thành ngọn đuốc sống

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ tai nạn bỏng cồn do nướng mực. Nhiều người biết nhưng đôi khi vẫn chủ quan thực hiện hoặc không quan sát kỹ tưởng ngọn lửa đã tắt hẳn nên mới thêm cồn dẫn đến tai nạn.

Điển hình là trường hợp của chị Nguyễn Thị L. trú tại Hưng Yên vào giữa năm ngoái khi phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng vùng mặt và vùng cổ.



Chị L. khi nằm điều trị tại bệnh viện

Được biết, khi đó vợ chồng chị mới đi du lịch về nên mua mực khô mang về quê làm quà. Khi về chị L. mang hết gói mực và lọ cồn 0,5 lít ra phía góc sân nướng mực. Trong lúc nướng mực gần xong, L. cầm lọ cồn rưới thêm vào chậu để cho mực chín kỹ. Vô tình gió to khiến lửa tạt ngược lại phía chị đang ngồi. Hoảng quá nên L hất tung lọ cồn lên càng làm cho lửa bốc cháy và toàn bộ phần trên cơ thể của L. biến thành ngọn đuốc.…

Lửa cồn có màu trắng nên nhiều người không nhìn thấy

Theo các bác sỹ, bỏng cồn rất nguy hiểm và có thể gây chết người. Ngọn lửa cồn có đặc điểm là màu trắng, vì vậy nếu ngồi ngoài trời sáng nhiều người khi không nhìn thấy ngọn lửa, tưởng là đã hết cồn, hết lửa, nên họ đã đổ thêm cồn vào, lửa sẽ bùng lên. Các trường hợp bỏng cồn thường bỏng ở mặt, thân trước, tứ chi.

nướng mực bằng cồn

Bỏng cồn được xếp vào dạng bỏng lửa và có cách cấp cứu của bỏng lửa. Do đó, theo các bác sỹ, khi bị bỏng, cần tìm cách dập lửa ngay bằng nước lã. Sau đó cần xem bệnh nhân có phải cấp cứu khẩn cấp không. Không nên cố lột bỏ quần áo trên người nạn nhân khi đã cháy và phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến viện gần nhất.

Các bệnh nhân bị bỏng cồn có thể gây ra tình trạng tổn thương các giác quan và tổn thương đường hô hấp, có nguy cơ tử vong cao. Đối với bỏng vùng thẩm mỹ và vùng vận động như mặt, chân, tay di chứng để lại thường lớn. Thế nên hiện tại các chuyên khoa bỏng, các bác sĩ đều khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen sử dụng cồn để nướng thức ăn. Trong trường hợp vẫn sử dụng cách thức này thì cần hết sức thận trọng quan sát kỹ ngọn lửa, không bật quạt hay ngồi ở vị trí nhiều gió, mặc quần áo gọn gàng thuận tiện…. để tránh gây rơi đổ cồn vào người. Chỉ cần một tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

>> Ông lão 76 tuổi dâm ô bé gái 6 tuổi tổng cộng 6 lần?

V.K (Tintuconline tổng hợp)/Theo VietNamNet

nướng mực

bỏng cồn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.