Bảo kê... học sinh

Trước nạn bạo lực học đường, một số phụ huynh thuê xã hội đen bảo kê cho con em họ. Thế nhưng, chuyện “chơi dao, khổ chủ đứt tay” là điều không thể tránh khỏi.

Trước nạn bạo lực học đường, một số phụhuynh thuê xã hội đen bảo kê cho con em họ. Thế nhưng, chuyện “chơi dao, khổchủ đứt tay” là điều không thể tránh khỏi.

Gần 19h, bà Nguyễn Thị H.(quận 3, TP HCM) mới thấy đứa con học lớp 5 hớt ha, hớt hải chạy về. Hỏi ramới biết con bà bị một nhóm xã hội đen vác “hàng” rượt bởi cái “tội” dámđánh một học sinh trong trường do nhóm này bảo kê.

Bảo kê... học sinh
Hai bảo kê "nhí" đang chờ một "thân chủ" tan học để hộ tống về nhà.
 Ảnh: C.Long

“Lấy độc trị độc”

Nghe con kể, bà H. rụng rời tay chân. Thay vì chạy đến nhờ cơ quan công angiải quyết, bà đã cậy đến một tay anh chị khác ra mặt dàn xếp. G., tay gianghồ, được bà H. nhờ vả, kể: “Bà H. đến nhờ tôi giải quyết chuyện xích míchgiữa con trai bà với một nhóm bảo kê học đường. Nhóm này do con Bi (tự “DungHà”) cầm đầu”. Khi G. tìm đến nhóm “Dung Hà” để thương lượng vẫn còn thấyđám đàn em “Dung Hà” đằng đằng sát khí. Sau vụ này bà H. thuê hẳn G. đưa đóncon đi học.

Nếu con bà H. “chết hụt” vì nhóm bảo kê học đường thì hai chị em con của bàLê Ngọc L. (quận Phú Nhuận) bị một nhóm bảo kê khác “nện” cho một trận sốngdở, chết dở. Cũng như bà H, bà L. nhờ đến một tay anh chị ra mặt dàn xếp sựviệc. Khi S., tay anh chị do bà L. thuê đến nơi nhóm bảo kê bắt hai đứa conbà thì thấy nhóm này đang “dạy cho chúng một  bài học”. Lý do, cô con gái bàL. “cặp” với một đại ca xã hội đen. Thằng em đang học ở trường THCS K.T.(Phú Nhuận) được thể lên mặt “lấy số” với đám học trò trong trường. Một lầnnó “nện” gãy sống mũi một học sinh cùng trường nhưng không ngờ, học sinh nàyđang có một nhóm giang hồ bảo kê…

Chơi dao đứt tay

Lê Văn V., một tay “găngster” ở quận 3, TP HCM thổ lộ, trước đây anh là đạica của một nhóm giang hồ với hơn 20 đệ tử chuyên đi bảo kê từ nhà hàng, quáncà phê… cho đến trường học. Nhóm bảo kê có biệt danh rất “kêu”: “bảo kê quýtộc”. Mỗi thành viên của nhóm này lại có cả chục đàn em khác. Một số trườnghọc ở quận 3, Phú Nhuận… đều có chân rết bảo kê của nhóm này nhúng vào. V.lý giải: “Chủ yếu là do mấy đứa học sinh muốn xưng hùng, xưng bá. Số ít sợbị ăn đòn nên âm thầm thuê giang hồ bảo kê”.

V. cho biết thêm, cái kiểu “lấy độc trị độc” đôi lúc lại phản tác dụng. Mộtsố trường hợp “thân chủ” bị chính nhóm bảo kê “hành ngược”. Lúc đầu bọn bảokê chỉ yêu cầu những thứ vặt vãnh như bữa nhậu. Nhưng sau đó chúng vòi đủthứ. Có học sinh tiền bố mẹ cho không dám xài, xe bố mẹ mua cho không dámchạy… nhưng khi bọn bảo kê yêu cầu là đưa hết cho chúng. Nếu không đáp ứnglà nhừ đòn.

V. kể, một học sinh trường M.C (quận 3), con một đại gia. Cậu ta được giađình cung phụng chẳng thiếu thứ gì chỉ thiếu cái… “số má” trong trường. Thếlà học sinh này thuê nhóm “bảo kê quý tộc” để “lấy số”. Đổi lại, cậu học tròcó máu xã hội đen này phải đáp ứng mọi điều kiện nhóm bảo kê đưa ra… Một lầnmở cặp đi học của con, vị đại gia tái mặt khi thấy cây mã tấu sắc lẹm. Trahỏi, biết con dính líu đến đám xã hội đen, ông đã tức tốc “tống” cậu con quýtử ra nước ngoài… du học.

Cũng theo V., những trường hợp học sinh đánh nhau rồi quay video clip tunglên mạng trong thời gian gần đây ít nhiều đều dính líu đến các băng nhóm xãhội đen bảo kê. “Không có bảo kê chúng không dám làm vậy”, V. nói.

Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm trong tình trạng bạo lực học đường gia tăng hiện nay. Điều này cũng cho thấy công tác bảo vệ học sinh của nhà trường và các cơ quan chức năng chưa thật tốt tạo sự yên tâm cho phụ huynh cũng như để băng nhóm xã hội đen len lỏi vào học đường.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Chuyên gia tâm lý xã hội)

Theo Cửu Long
Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.