- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa
Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
Có những tình huống mà im lặngkhông giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiếnngười khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
LTS: André Menras, một ngườiPháp đã có hộ chiếu và chứng minh thư Việt Nam với cái tên Hồ Cương Quyết.Hơn 40 năm trước, ông là một trong hai người Pháp đã dũng cảm phất cao cờMặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trước toà nhà Quốc hội của chính quyềnSài Gòn và rải truyền đơn đòi độc lập, hoà bình cho VN vào năm 1970. Hànhđộng này khiến ông bị bắt giam rồi bị trục xuất về nước. Trong tù với nhữngngười Cộng sản kiên trung, ông được đặt tên là Hồ Cương Quyết. Sau khi ratù, ông đi khắp thế giới để tuyên truyền về cuộc chiến tranh mà Mỹ dính líuvà sa lầy ở Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, ông sống ở Việt Nam và tham giavận động quyên góp cho các chương trình hỗ trợ biển đảo Việt Nam.
Ông đã gửi tới Tuần Việt Nambài viết bày tỏ góc nhìn riêng trước sự kiện tàu Bình Minh 02.
Thông tin trung thựccho dân
Có những tình huống mà imlặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họavì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
Phản ứng ngoại giao tất nhiênlà cần thiết, nhưng không đủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà ViệtNam rất cần trong lúc này. Hơn ai hết, những người đã từng dựa vào sức mạnhcủa nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước hiểu giá trị của quyềntiếp cận thông tin và quyền được hành động của nhân dân.
Trung Quốc đã quyết đẩy mạnhcuộc tiến công ở Biển Đông. Đó là điều là nhãn tiền đối với cộng đồng quốctế: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!
Trung Quốc đã vi phạm mọithỏa thuận mà họ đã ký kết: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!
Hải quân Trung Quốc sáchnhiễu, khủng bố ngư dân Trung Bộ trên những vùng biển mà họ đã đánh bắt từđời cha ông họ: Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!
Hãy thông báo về số phậnnhững đồng bào bị sách nhiễu, bắt giam, cướp bóc và phá sản trên Biển Đông,phổ biến thông tin trên khắp đất nước, đến mọi vùng sâu vùng xa.
Nói một cách ngắn gọn: Hãythông tin trung thực cho dân!
Hoàng Sa và Trường Sa là củaViệt Nam! Chúng ta không nên tự bằng lòng với những cuộc họp của các chuyêngia Việt Nam với các chuyên gia quốc tế để khẳng định điều ấy một cách âmthầm. Các hội nghị ấy đều quan trọng, nhưng chúng ta cần khẳng định chủquyền ấy trong các trường học, trong các chương trình sử địa được dạy trêntoàn quốc.
Tôi rất sửng sốt và nhói đaukhi thấy trên đảo Lý Sơn, nơi xuất phát của những ngư dân vẫn kiên trì đánhcá ở vùng biển Hoàng Sa và là hòn đảo đứng đầu sóng ngọn gió trong cuộctranh đấu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, conem của họ không biết gì về địa lý của những hải đảo, nơi mà cha anh của cácem đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ...
Biết bao tấm bản đồ hànhchính Việt Nam còn thiếu vắng đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ánh, những địa danhmang nặng nghĩa tình, vì tại đó tổ tiên của họ trong hải đội Hoàng Sa đã hysinh!
Sợ hãi không đẩy lùi đượchiểm họa
Tôi rất hiểu vị thế cực kỳkhó khăn và tế nhị của các nhà lãnh đạo Việt Nam với mong muốn tránh chonhân dân mình, vốn đã trải qua bao đau thương trong suốt lịch sử dân tộc,lại phải gánh chịu những mất mát mới. Lịch sử Việt Nam đã không ít lần phảichứng kiến máu đổ: năm 1974, năm 1979, năm 1988...
Nhưng sợ hãi không đẩy lùiđược hiểm họa. Nói như Đại tướng Lê Đức Anh: "Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ màngười ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ đượcchủ quyền, vừa giữ được hòa khí".
Cụ Bùi Thượng 73 tuổi, vôđịch lặn nước sâu ở Lý Sơn, rất ý thức được điều ấy. "Gặp một con cá mậplớn, thì phải đối mặt với nó, nhìn trừng mắt vào nó. Có như thế thì nó mớikhông tấn công", cụ nói.
Có những thời điểm phải biếtđối mặt. Đó là vấn đề sống còn. Đối mặt trước hết là nói thật, và chỉ nói sựthật.
Ở Bình Châu và Lý Sơn, tôi đãphỏng vấn những ngư dân ngày ngày phải mạo hiểm tính mạng khi ra khơi. Họ kểrằng họ đã đụng phải những đoàn tàu đánh cá Trung Quốc tới sát đảo, chỉ cáchchừng 20 hải lý. Những đội đánh cá Trung Quốc tổ chức chặt chẽ, được sự yểmtrợ của hải quân Trung Quốc. Còn ngư dân Việt Nam, họ đã ra khơi với cảmgiác bất an. Và khi gặp họa, thì bị bắt, bị giam cầm, bị tịch thu cá mú vàthiết bị, và những món nợ to lớn phải trả. Có người như ông Tiêu Viết Là,người xã Bình Châu, bốn lần bị Trung Quốc bắt giam.
Trợ cấp của nhà nước thìkhông thấm vào đâu. Phải bản lĩnh lắm mới dám tiếp tục đi khơi ra lộng trongtình hình như vậy!
Những người vợ góa của cácngư dân đã bị mất tích một cách bí hiểm ở khu vực Đá Bông Bay, một thứ "tamgiác Bermuda " của Quần đảo Hoàng Sa, ngày nay sống đơn côi, cô độc, vì "vốnliếng" duy nhất của họ là người chồng. No đói là nhờ chồng.
Có chị thậm chí tiền không cóđể xây được một cái "mộ gió" cho chồng. Mùa mưa, không có tiền sửa lại máidột trên căn nhà một gian trơ trọi. Tiền đâu cho con cái học thêm, mà việchọc của con cái là tia hi vọng duy nhất cho phần đời còn lại của những góaphụ đau khổ đến tột cùng này.
Món tiền tượng trưng haitriệu đồng mà chính quyền cấp cho nơi này nơi khác không thay đổi được sốphận của họ.
Phải lên tiếng, phải nóivề họ!
Họ phải được hưởng một chươngtrình hỗ trợ chính thức của Nhà nước, một chương trình ưu tiên, và tối thiểuhọ cũng phải được chu cấp đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm và thuốc men. Concái của họ phải được đến trường và chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Cáccháu, các em phải được coi là nghĩa tử quốc gia. Bảo vệ các em và mẹ của cácem là bảo vệ biển đảo, là bảo vệ đất nước một cách thiết thực và hữu hiệunhất.
Trong bối cảnh ấy, không aicó quyền giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện "tàu lạ" vớingư dân Trung Bộ, họ sẽ sửa ngay thành "tàu Trung Quốc". Đối với họ có gìlà "lạ" cả.
Nhiều bạn Việt Nam đã nói vớitôi: "Trung Quốc khôn ngoan lắm". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thực là"khôn ngoan" hay không? Leo thang tranh chấp, Trung Quốc đang tạo điều kiệncho các nước ASEAN, mà lợi ích của họ ở Biển Đông bị đe dọa, xích lại gầnnhau.
Họ mở ra một trận tuyến mới,nghĩa là phải găm ở đây những nguồn lực, phải chuyển hướng một phần đầu tưcần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế vào một cuộc phiêu lưu tốn kém màchắc chắn sẽ làm họ sa lầy.
Đã qua rồi cái thời mà họ cóthể ngang nhiên chiếm đoạt Hoàng Sa, ngang nhiên đánh chìm tàu tiếp vận củaViệt Nam tại Bãi Gạc Ma. Trung Quốc đang phát triển mạnh, song chính sự pháttriển ấy đang khoét sâu những mâu thuẫn nội tại, khuếch đại những bất bìnhđẳng xã hội. Không cần phải là nhà tiên tri cũng thấy được rằng khó khăn củaBắc Kinh đang còn trước mặt, chứ không phải đã ở sau lưng. Và đến lúc đó, họsẽ phải trả lời.
Còn một bài học lịch sử nữamà nhà cầm quyền Trung Quốc muốn quên - như thế không "khôn ngoan" tí nào.Đó là: về lâu dài, không thể làm nên điều gì khi họ đi ngược lại ý chí củacác dân tộc khác, bởi vì sức mạnh thực sự nằm trong nhân dân, chứ không nằmtrong họng súng, trong số lượng vũ khí.
Ở Lý Sơn, tôi có dịp tham dựmột nghi thức rất có ý nghĩa, nói lên ý chí của người dân hải đảo: Khi mộtngư dân mất tích vì bão biển hay vì lí do bí ẩn nào đó, gia đình nào có khảnăng xây mộ và mời thầy cúng, thì tổ chức một cái lễ rất độc đáo, có lẽ cómột không hai, để gọi hồn người đã khuất về nhập vào một hình nhân nặn bằngđất sét được phù phép. Hình nhân được an táng trong một cái mộ gọi là "mộgió", để thân nhân có thể tới cúng viếng. Mê tín chăng? Có thế. Nhưng khôngchỉ có thế. Tôi nghĩ việc này có một ý nghĩa sâu sắc: phong tục mấy trăm nămnày nói lên ý chí của những người sống, kiên quyết giành lại từ biển cả, từkẻ địch cái gì quý nhất, mang về cho gia đình, cho đất nước. Đó là thôngđiệp rất rõ ràng gửi tới kẻ xâm lược: "Dù các người làm gì đi nữa, chúng tôivẫn gắn bó với những người đi biển, gắn bó với biển, với nền văn hiến này,với đất nước này. Những điều ấy, không ai, không sức mạnh nào, có thể chiếmđoạt được".
Theo Nguyễn Ngọc Giao
Tuanvietnamnet
-
Thời sự1 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự1 ngày trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự1 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự1 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự2 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự4 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự4 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự6 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự6 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự6 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự18/11/2024Cơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự18/11/2024Sau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.