- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bức ảnh khủng khiếp giữa phố Hà Nội và câu hỏi rất khó trả lời
Một đứa trẻ vệ sinh ra đó cũng chẳng sao cả. Rồi gió sẽ làm khô đi, nắng sẽ làm bay hơi, và điều quan trọng nhất, chẳng ai biết cô và con cô là ai, mà biết cũng chẳng để làm gì.
Một đứa trẻ vệ sinh ra đó cũng chẳng sao cả. Rồi gió sẽ làm khô đi, nắng sẽ làm bay hơi, và điều quan trọng nhất, chẳng ai biết cô và con cô là ai, mà biết cũng chẳng để làm gì. Vậy thì việc gì phải xấu hổ?
Cảnh tượng lúc ấy có thể gây sửng sốt cho bất cứ ai được chứng kiến trực tiếp và cũng có thể làm những ai xem tấm ảnh chụp lại cảm thấy rùng mình: cánh cửa xe ô tô mở ra, một cái mông trẻ con xuất hiện, và rồi khung cảnh của một người cha xi cho con vệ sinh ngay xuống đường.
Nó diễn ra một cách ngang nhiên hơn giữa một biển người lộn xộn, bực dọc, cáu kỉnh, ầm ỹ, hỗn độn và huyên náo vào giờ mà rất nhiều con đường tắc nghẽn.
Tấm ảnh được đưa lên trên mạng xã hội và nhanh chóng tạo ra một làn sóng rất nhiều chiều. Có người chỉ trích ông bố tự nhiên chủ nghĩa đã biến đường phố thành một nhà vệ sinh công cộng.
Lại có người tỏ ra thông cảm và nêu lên một vấn đề nghiêm trọng mà Hà Nội đã và đang đối mặt: tắc đường quá, đến mức người ta buộc phải đi vệ sinh ngay giữa đường, vì không còn một lựa chọn nào khác.
Tôi, người thường xuyên mắc kẹt giữa những hàng xe đi lại lộn xộn và hầu như chẳng theo quy luật nào vào giờ tan tầm ấy, cũng không dám chắc mình có thông cảm cho người cha ấy hay không.
Đương nhiên, khi ta không ở hoàn cảnh ấy, ta rất khó có thể hiểu được điều gì đã xảy ra và do đó, chưa thể có ngay một thái độ tích cực với hành động ấy, nhưng tôi tin, rất nhiều người trong chúng ta chắc chắn cũng có lúc ở trong tình trạng "ngặt nghèo" ấy ở giữa một đám tắc đường, khi bụng dạ ta có vấn đề, khi ta có "nhu cầu" mà không thể nào nhanh chóng trở về nhà, hoặc đến một nơi nào đó để "giải quyết".
Nhưng ta là người lớn, ta nhịn được, dù đôi khi việc này cũng rất khó khăn, còn câu chuyện trong tấm ảnh lại liên quan đến một đứa trẻ.
Thật khổ những đứa trẻ đã qua tuổi đóng bỉm bị mắc kẹt cùng người thân của chúng trên những con đường bị tắc.
Chúng không thể nhịn được, và rồi, khi cha mẹ chúng vứt sự xấu hổ sang một bên (nếu sự xấu hổ đó còn tồn tại) để làm cái việc ai cũng rùng mình đó.
Thực ra, chỉ trích một người cha hay người mẹ bị mắc kẹt giữa đường phải giải quyết nhu cầu cho con cái mình là một việc dường như đã trở nên quen thuộc, khi bao lâu nay, việc biến lòng đường và vỉa hè thành nhà vệ sinh công cộng là một chuyện quá đỗi quen thuộc.
Cuộc sống ngày càng văn minh lên, với mạng xã hội trở thành một công cụ tố cáo các hành vi thiếu mỹ quan như tè bậy, nhưng không đồng nghĩa với tình trạng đó giảm đi.
Cảnh đàn ông tè bậy dọc đường hoặc bên những gốc cây, bờ tường, sau những trận nhậu; cảnh các bà bán rau cúi đầu xuống, mắt nhìn xung quanh và chừng như thấy "không có vấn đề gì’, khe khẽ vén vạt quần lên để "trả lời tiếng gọi thiên nhiên" ở một góc chợ, vẫn tồn tại một cách dai dẳng ở các đô thị, ngay giữa ban ngày.
Người đi đường có nhìn thấy những cảnh ấy cũng tảng lờ như không thấy.
Ảnh: VNN. |
Những dòng chữ "cấm đái bậy" hoặc "đái bậy phạt (số tiền)" không có ý nghĩa răn đe đối với những ai vẫn duy trì thói quen xấu ấy, bởi họ không cảm thấy xấu hổ với điều họ đã làm và cũng có thể, họ không có nhiều lựa chọn nào khác, khi nhà vệ sinh công cộng là một thứ vô cùng xa xỉ ở một thủ đô mà nơi đâu cũng có thể là đất vàng.
Và nữa, những bà mẹ cho con vệ sinh bên hè đường vẫn là một hình ảnh rất quen thuộc ở Hà Nội.
Chính tôi, trong một buổi cà phê hè đường, đã từng chứng kiến một bà mẹ bế con từ trong quán đi ra và xi tè cho nó ngay trước mặt mình, chỉ cách chừng hai mét.
Bà mẹ rất trẻ, chừng hơn 20 tuổi, là người thành thị đàng hoàng, nhưng làm việc đó một cách rất tự nhiên như thể ta đang ăn một bát cơm.
Quán có toilet rất sạch sẽ và thơm tho, có cả một bồn cầu vừa cỡ trẻ con. Nhưng cô gái vẫn không cho con mình vào đó đi vệ sinh, mà chọn lề đường với phía trước biết bao người lại qua, như một cái toilet công cộng cho nó.
Cô ta làm thế, bởi không chỉ không làm được một việc văn minh, là tự tạo cho con thói quen đi vệ sinh, mà còn giữ nguyên thói quen cũ, bẩn thỉu, tuỳ tiện, ích kỉ và thiếu văn hoá mà rất nhiều người đã và đang làm.
Có thể chính cô đã từng được cha mẹ làm như thế khi cô còn nhỏ.
Có thể cô đã chứng kiến rất nhiều người làm như thế mà không bị phàn nàn, cản trở, và cho rằng làm như thế chẳng ảnh hưởng đến ai. Nhưng cũng có thể cô nghĩ rằng, như thế thực sự tiện.
Có những người suy nghĩ một cách kinh khủng: Phải, hè đường, lòng đường, lề đường là của chung, nghĩa là chẳng phải của ai cả.
Một đứa trẻ vệ sinh ra đó cũng chẳng sao cả. Rồi gió sẽ làm khô đi, nắng sẽ làm bay hơi, và điều quan trọng nhất, chẳng ai biết cô và con cô là ai, mà biết cũng chẳng để làm gì. Vậy thì việc gì phải xấu hổ?
Những cảnh đáng sợ ấy rất có thể sẽ trở nên bình thường dù ban đầu có thể gây sốc, một khi những người đàn ông và phụ nữ cho con tè đường kia vẫn không biết xấu hổ, và tắc đường đang là một căn bệnh trầm kha, một nỗi ám ảnh kinh khủng đối với không biết bao người lưu thông trên đường vào những lúc kẹt xe?
Đó là câu hỏi rất đáng sợ nhưng rất khó tìm ra câu trả lời thỏa đáng, nếu hàng ngày chúng ta vẫn phải chôn chân hàng tiếng đồng hồ trên đường mà không thể quay ngang, quay ngửa hoặc tạt vào một căn nhà ven đường.
Theo Trương Anh Ngọc (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.