Cần phải làm gì để tránh "gặp vạ" khi sử dụng xe cứu thương?

Dù đã kiểm soát nhưng vẫn không ít “cò xe” lọt vào bệnh viện (BV) để mồi chài người nhà bệnh nhân thuê xe vận chuyển bệnh nhân với giá rẻ...

Dù đã kiểm soát nhưng vẫn không ít “cò xe” lọt vào bệnh viện (BV) để mồi chài người nhà bệnh nhân thuê xe vận chuyển bệnh nhân với giá rẻ...

Khó kiểm soát “cò xe”

Theo ghi nhận của PV Dân Việt chiều 8.7, tại BV Việt Đức (Hà Nội), các xe cứu thương vận chuyển người bệnh ra vào rất có trật tự, dù cổng vào BV Việt Đức (đường Phủ Doãn) lúc nào cũng đông đúc. 2-3 bảo vệ phải đứng sát đường để “uốn nắn” từng xe cứu thương và phân luồng cả người đi đường để tránh ùn tắc, chậm trễ cấp cứu người bệnh. Dù các bảo vệ khá nghiêm khắc, nhưng không có cảnh ngăn cản, đôi co với xe cứu thương.

can phai lam gi de tranh "gap va" khi su dung xe cuu thuong? hinh anh 1

Xe cấp cứu ra vào tại BV Việt Đức (Hà Nội).

Đại diện BV Việt Đức cho biết, BV có 1 đội gồm 10 xe cứu thương để vận chuyển bệnh nhân. Ngoài ra, BV cũng ký hợp đồng với 1 đơn vị xe cứu thương khác. Khi có nhu cầu, người nhà có thể liên hệ với BV để được cung cấp xe. Giá thành định trên chi phí thực tế, nếu có bác sĩ đi kèm thì giá cao hơn. Đến nay, BV Việt Đức vẫn chưa nhận được lời phàn nàn nào của bệnh nhân và người nhà về chất lượng phục vụ của đội ngũ xe cứu thương.

Đại diện này cũng thừa nhận, cho dù đã kiểm soát, nhắc nhở gắt gao, nhưng vẫn không tránh được tình trạng “cò xe” chạy vào tận BV để “mồi chài” vận chuyển bệnh nhân với giá rẻ.

Trong nhiều lần vào làm việc tại BV Việt Đức, PV Dân Việt cũng đã có lần bị “cò xe” chạy theo hỏi “có cần xe cứu thương không?”. Các “cò xe” cũng luẩn quẩn ở quán nước, hàng ăn ngoài cổng BV, tiếp cận người nhà bệnh nhân, nên không ít người nhà đã "bùi tai" thuê các xe này.

“Việc người bệnh vận chuyển bằng xe nào là tuỳ ý, BV không can thiệp. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang có thương tích, nếu xe không có các thiết bị vận chuyển bệnh nhân chuyên nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân. Ngoài ra, cũng đã có gia đình mặc cả một giá, nhưng đến nửa đường nhà xe lại đòi tăng giá” - đại diện BV Việt Đức cho biết.

Trước đó, Bộ Y tế cũng thừa nhận có sự thiếu kiểm soát trong dịch vụ vận chuyển bệnh nhân. Đồng thời, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu các BV cần gỡ bỏ các quy định về hạn chế việc lựa chọn dịch vụ vận chuyển bệnh nhân ra viện. Trường hợp người bệnh tự chọn dịch vụ vận chuyển phải ký cam kết tự chịu trách nhiệm về an toàn người bệnh...

Nên mang đủ giấy tờ

Anh Hoàng Văn Bình, một lái xe cấp cứu của dịch vụ 115 Hà Nội cho biết, anh đã làm lái xe cấp cứu suốt 13 năm. Anh đã đón rất nhiều bệnh nhân nặng chở về quê để lo hậu sự từ các BV 108, BV Việt Đức, Bệnh viện E, BV U bướu Hà Nội. anh chưa gặp và chưa chứng kiến ai bị cản trở khi đưa xe vào BV hoặc thấy có dịch vụ bảo kê xe chuyên chở bệnh nhân tại BV.

Tuy nhiên, theo anh Bình, để thuận lợi ra vào, khi đưa bệnh nhân về quê thì người nhà cần lưu ý mang theo giấy ra viện, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, vì khi xe đưa bệnh nhân ra cổng các bảo vệ sẽ kiểm tra. Đây là vì an toàn của người bệnh. Có các giấy tờ này thì bảo vệ BV sẽ cho qua bất kể thời gian và giờ nào cũng đi được.

Cùng ngày, trong vai người nhà bệnh nhân nặng cần xe cấp cứu ở BV đưa về quê nhà, PV Dân Việt đến BV Bạch Mai để thuê xe. Bảo vệ đã giới thiệu vào đội xe của BV để làm việc chi tiết.

Một cán bộ quản lý ở đội xe của BV Bạch Mai cho biết, dịch vụ cấp xe cấp cứu ở đây quy định giá vận chuyển theo kilômét. PV yêu cầu vận chuyển bệnh nhân về Bắc Ninh thì được cho biết, giá thuê xe là 1,1 triệu đồng kèm theo dịch vụ 1 y tá và làm nhiệm vụ bóp bóng thở.

Khi PV hỏi có được phép thuê xe ngoài chở bệnh nhân không, cán bộ quản lý đội xe cho biết, cứ có giấy ra viện thì bệnh nhân đi xe nào cũng được, kể cả xe của gia đình, không cần xe chuyên dụng.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.