- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc
Những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn được đào từ dưới lòng đất đồi lên là món ăn ưa thích hằng ngày của cặp vợ chồng già ở thị trấn Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn được đào từ dưới lòng đất đồi lên là món ăn ưa thích hằng ngày của cặp vợ chồng già ở thị trấn Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Đến tổ dân phố Thống Nhất (thị trấn Lập Thạch), mọi người thường hay nhắc đến món “bánh ngói”, được coi như đặc sản của vùng đất núi này. Tục ăn đất của người dân ở đây đã có từ rất lâu, không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng, mấy chục năm trước, các cụ trong làng đã thấy người lớn ăn đất và từ nhỏ các ông cũng được nếm thử vị đặc sản quê.
Giờ đây, khi câu chuyện về chiếc “bánh đất”, “bánh ngói” không còn xa lạ, thì tại quê hương của món bánh này, những người gắn bó với nó cũng không còn nhiều. Hiện tại, còn duy nhất cặp vợ chồng già là cụ Khổng Văn Loa và Khổng Thị Biện (hơn 80 tuổi) vẫn giữ tục ăn đất. Hai cụ sống trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ với nếp nhà tranh, vách đất.
Mặc dù cả hai cụ năm nay đều đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Cụ Biện chia sẻ: “Bây giờ không mấy ai ăn đất nữa, chỉ còn mỗi hai vợ chồng tôi. Ngày nào cũng phải nhấm nháp một tí đất mới hết cơn thèm, các con cháu thấy các cụ ăn cũng nhấm nháp một ít”.
Xung quanh nhà cụ luôn có vài bao tải đất, thỉnh thoảng vẫn có người tìm đến tận nhà mua về ăn hay làm quà. Vài năm trước, cụ vẫn mang món đất ngói ra chợ bán. Cụ kể “khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo”.
Để lấy được loại đất ăn này, người dân nơi đây phải đào sâu xuống lòng đất gần chục mét, Đến khi gặp những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn, như ruột củ sắn, có vân thì đó là đất ăn được. "Thậm chí, người ta còn đào xuyên thành những đường hầm trong lòng đất, giống như đào vàng", anh Khổng Văn Lai (con trai cụ Biện) nói
Anh Lai cho biết thêm: “Nhiều khu đồi tại đây rỗng ruột. Một thời, người dân còn ăn nhẵn cả mấy quả đồi, quả đồi sau nhà tôi trước đây bị rỗng gần hết, cứ đào rỗng rồi lại lấp đất khác lên”.
Theo cụ Biện, đất ngói sau khi đào lên sẽ được đem phơi khô, rồi chẻ thành từng miếng nhỏ theo thớ đất, cạo hết lớp ken đất bên ngoài sẽ còn lại miếng đất trắng tinh như thạch cao.
Đất ngói có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường, đất có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam
Nhiều miếng đất, sau khi gọt đẽo cũng có thể ăn ngay được. Trong lúc gọt đẽo, bà Biện đưa cho đứa cháu nhỏ miếng đất ăn thử
Anh Lai cầm một miếng đất màu trắng như phấn đưa lên miệng ăn ngon lành “ngày xưa nhiều người nghiện món này lắm, nhất là bà bầu khi nghén ăn món này cứ như phải lòng ấy. Loại đất ngói ăn được này rất tốt cho phụ nữ mang thai vì đất này chứa nhiều canxi lại mát cho cơ thể”, anh Lai chia sẻ.
Tuy nhiên, để làm miếng đất có mùi thơm, miếng đất sẽ được đốt rơm hun cùng với lá sim cho khói quyện vào miếng đất.
Khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Hun khoảng 10 phút, đất sẽ ngả sang màu vàng và tạo nhiều khói cho tới khi dậy mùi.
Miếng đất sau khi đã trải qua đủ mọi công đoạn chế biến sẽ chuyển màu ngà vàng, hơi rắn chắc và rất giòn. Chúng có mùi khói, vừa thơm, vừa hắc và khi ăn có một chút vị bùi, mặn. Người không quen sẽ rất khó nuốt, thậm chí có khi còn nhổ ra nhưng những ai ăn quen thì lại cảm thấy nghiện. Trong ảnh, ông Loa, chồng bà Biện đang cầm miếng đất ăn ngon lành.
Bà Biện thưởng thức món “bánh đất” thơm ngậy
Theo bà Biện, vừa ăn "bánh ngói" vừa uống nước chè xanh mới cảm nhận hết được vị đất béo ngậy.
Đến tổ dân phố Thống Nhất (thị trấn Lập Thạch), mọi người thường hay nhắc đến món “bánh ngói”, được coi như đặc sản của vùng đất núi này. Tục ăn đất của người dân ở đây đã có từ rất lâu, không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng, mấy chục năm trước, các cụ trong làng đã thấy người lớn ăn đất và từ nhỏ các ông cũng được nếm thử vị đặc sản quê.
Giờ đây, khi câu chuyện về chiếc “bánh đất”, “bánh ngói” không còn xa lạ, thì tại quê hương của món bánh này, những người gắn bó với nó cũng không còn nhiều. Hiện tại, còn duy nhất cặp vợ chồng già là cụ Khổng Văn Loa và Khổng Thị Biện (hơn 80 tuổi) vẫn giữ tục ăn đất. Hai cụ sống trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ với nếp nhà tranh, vách đất.
Mặc dù cả hai cụ năm nay đều đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Cụ Biện chia sẻ: “Bây giờ không mấy ai ăn đất nữa, chỉ còn mỗi hai vợ chồng tôi. Ngày nào cũng phải nhấm nháp một tí đất mới hết cơn thèm, các con cháu thấy các cụ ăn cũng nhấm nháp một ít”.
Xung quanh nhà cụ luôn có vài bao tải đất, thỉnh thoảng vẫn có người tìm đến tận nhà mua về ăn hay làm quà. Vài năm trước, cụ vẫn mang món đất ngói ra chợ bán. Cụ kể “khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo”.
Để lấy được loại đất ăn này, người dân nơi đây phải đào sâu xuống lòng đất gần chục mét, Đến khi gặp những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn, như ruột củ sắn, có vân thì đó là đất ăn được. "Thậm chí, người ta còn đào xuyên thành những đường hầm trong lòng đất, giống như đào vàng", anh Khổng Văn Lai (con trai cụ Biện) nói
Anh Lai cho biết thêm: “Nhiều khu đồi tại đây rỗng ruột. Một thời, người dân còn ăn nhẵn cả mấy quả đồi, quả đồi sau nhà tôi trước đây bị rỗng gần hết, cứ đào rỗng rồi lại lấp đất khác lên”.
Theo cụ Biện, đất ngói sau khi đào lên sẽ được đem phơi khô, rồi chẻ thành từng miếng nhỏ theo thớ đất, cạo hết lớp ken đất bên ngoài sẽ còn lại miếng đất trắng tinh như thạch cao.
Đất ngói có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường, đất có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam
Nhiều miếng đất, sau khi gọt đẽo cũng có thể ăn ngay được. Trong lúc gọt đẽo, bà Biện đưa cho đứa cháu nhỏ miếng đất ăn thử
Anh Lai cầm một miếng đất màu trắng như phấn đưa lên miệng ăn ngon lành “ngày xưa nhiều người nghiện món này lắm, nhất là bà bầu khi nghén ăn món này cứ như phải lòng ấy. Loại đất ngói ăn được này rất tốt cho phụ nữ mang thai vì đất này chứa nhiều canxi lại mát cho cơ thể”, anh Lai chia sẻ.
Tuy nhiên, để làm miếng đất có mùi thơm, miếng đất sẽ được đốt rơm hun cùng với lá sim cho khói quyện vào miếng đất.
Khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Hun khoảng 10 phút, đất sẽ ngả sang màu vàng và tạo nhiều khói cho tới khi dậy mùi.
Miếng đất sau khi đã trải qua đủ mọi công đoạn chế biến sẽ chuyển màu ngà vàng, hơi rắn chắc và rất giòn. Chúng có mùi khói, vừa thơm, vừa hắc và khi ăn có một chút vị bùi, mặn. Người không quen sẽ rất khó nuốt, thậm chí có khi còn nhổ ra nhưng những ai ăn quen thì lại cảm thấy nghiện. Trong ảnh, ông Loa, chồng bà Biện đang cầm miếng đất ăn ngon lành.
Bà Biện thưởng thức món “bánh đất” thơm ngậy
Theo bà Biện, vừa ăn "bánh ngói" vừa uống nước chè xanh mới cảm nhận hết được vị đất béo ngậy.
Theo Dân Việt
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.