Cầu sửa chỉ dưới 8 tỷ, Long An quyết đập để xây mới với 60 tỷ?

Được tư vấn chỉ cần 8 tỷ sửa chữa, cầu đúc Tân An (Long An) vẫn có thể sử dụng đến 100 năm nữa nhưng tỉnh này vẫn quyết đập để xây mới

Một kỹ sư đã tư vấn cho tỉnh Long An chỉ cần 8 tỷ sửa chữa, cầu đúc Tân An vẫn có thể sử dụng đến 100 năm nữa nhưng tỉnh này vẫn quyết đập để xây mới dù người dân hết sức bức xúc.
Cầu sửa chỉ dưới 8 tỷ, Long An quyết đập để xây mới với 60 tỷ?
Chính quyền vẫn quyết phá cây cầu này để xây mới dù chuyên gia và dân cho rằng không nên

Cầu đúc Tân An (tỉnh Long An) là một cây cầu cổ do người Việt Nam xây dựng. Nó trở thành thân thuộc bao năm nay với người Long An, gắn với những ký ức vui buồn của họ.

Tỉnh Long An đã cho phá dỡ cây cầu này. Nhưng trước sức ép của dư luận, họ đã có một cuộc họp báo để thông báo hiện trạng của cây cầu và lý do để dỡ bỏ nó.

Lý do được đưa ra là: cầu quá cũ không thể sử dụng được và người dân 2 bên cầu đồng ý đập.

Tuy nhiên, kỹ sư và người dân lại đưa ra những sự thật khác hẳn.

Người dân bên cầu Đúc bức xúc vì cầu lành lặn thì phá làm gì để tốn tiền dân
Người dân bên cầu Đúc bức xúc vì "cầu lành lặn thì phá làm gì để tốn tiền dân"

Kỹ sư: Sửa vẫn dùng tốt!

"Với kinh nghiệm của một kỹ sư đã trực tiếp và gián tiếp tham gia sửa chữa cho khoảng 300 cây cầu trên khắp toàn quốc, tôi khẳng định cầu Đúc Tân An hoàn toàn có thể sửa chữa và gia cường để khai thác lâu dài từ 70-100 năm nữa."

Đó là ý kiến của kỹ sư Vũ Văn Thành, giảng viên môn Sức bền vật liệu của Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội).

Ông Thành cũng đưa ra mức kinh phí sửa cây cầu này: 7,5 tỉ thay vì đập để xây mới tốn trên 60 tỷ như tỉnh Long An đưa ra.

Với cây cầu Đúc này, ông Thành đã gửi thư cho tỉnh Long An để tư vấn làm sao tiết kiệm ngân sách và phù hợp lòng dân nhưng không nhận được sự hồi âm nào.

"Ngày 2/11/2015 tôi đã có thư gửi họ để tư vấn cho tỉnh về việc sửa chữa và trùng tu cầu Đúc rồi tiếp tục gửi bức thư đó qua đường email, họ vẫn im lặng.

Ngày 23/12/2015, tôi lần nữa gửi thư và sẵn sàng chịu 100% chi phí sửa cầu nếu không đạt kiểm định, vẫn không có hồi âm."

Ông Thành cho biết, sở dĩ ông quyết liệt thế, vì ông đã từng làm việc này với nhiều cây cầu tương tự, vừa cứu được cầu, vừa tiết kiệm tiền cho dân, lại được Bộ Giao thông Vận tải khen ngợi.

"Trước đây có 4 cây cầu tuổi gần 50 năm trên QL70, tỉnh Yên Bái đã đấu thầu thi công và đang bàn giao mặt bằng thi công thì tôi gửi công văn khẩn lên cho Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Công văn ấy đề nghị không phá cầu, không cần làm gì vì cầu vẫn sử dụng tốt, bởi trước đó đã sửa chữa để đảm bảo giao thông rồi.

Bộ thấy kiến nghị đúng và không cho phá 4 cầu này. Sau đó tôi có một kiến nghị chung cho tất cả các cầu yếu trên toàn quốc, trong đó có cầu Đúc Tân An."

Thứ trưởng Nguyễn Văn Công và Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã đánh hai văn bản hoả tốc số 9272 và 11.479, chỉ đạo việc rà soát lại "các cầu cũ có khả năng sửa chữa để duy trì khai thác thì lựa chọn phương án giữ nguyên cầu cũ, sửa chữa để tiếp tục khai thác".

 

 Công văn hoả tốc của Bộ Giao thông Vận tải

Công văn hoả tốc của Bộ Giao thông Vận tải

Dân: “Chúng tôi có được hỏi đâu”

Tại cuộc họp báo thông để thông báo chủ trương tiếp tục phá bỏ Cầu Đúc, ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND TP Tân An công bố họ đã lấy ý kiến người dân về việc đập cầu Đúc và đạt mức 83% đồng thuận.

Nghĩa là trong 100 phiếu thăm dò được phát đi cho người dân sống hai bên cây cầu Đúc, sẽ có 83 người đồng thuận.

Tại cuộc họp báo, ông Phạm Văn Cảnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Long An cũng đặt nghi vấn với sự trung thực của kết quả “trưng cầu dân ý”.

Ông Phạm Văn Cảnh đặt nghi vấn về sự trung thực của việc hỏi ý dân thành phố Tân An tại cuộc họp báo
Ông Phạm Văn Cảnh đặt nghi vấn về sự trung thực của việc "hỏi ý dân" thành phố Tân An tại cuộc họp báo

Phóng viên đã tìm gặp những người dân sống hai bên cầu, họ đều cho ra một ý kiến: chưa nhận được bất cứ một phiếu trưng cầu nào.

Cụ Đặng Văn Thành, 98 tuổi, người từng chứng kiến việc khởi công xây dựng cây cầu từ khi ông 18 tuổi, cho rằng ông chưa nhận được giấy thăm dò nào từ chính quyền.

Gia đình ông Thành hàng chục năm nay kinh doanh gốm sứ ở góc đường Nguyễn Trung Trực – Bạch Đằng ngay dưới chân cầy khẳng định rằng, cây cầu rất tốt, lưu thông thông thoáng, không việc gì phải đập bỏ xây mới.

Anh Phan Văn Liêm, một người dân ở đường Bạch Đằng giận dữ khi nghe chuyện phát phiếu thăm dò và hơn 70% người dân đồng tình làm cầu mới.

“Chưa có ai gặp tôi hỏi ý kiến. Cán bộ nào cần tới đây tôi sẽ nói cho nghe. Tôi đã chứng kiến việc giám định cầu. Cầu tốt vậy mà phá đi làm mới là lãng phí”, người đàn ông này thẳng thắn.

Chị Hà ở đường Bạch Đằng cho biết: “Tôi chứng kiến mấy ông giám định cắt thép cây cầu Đúc để kiểm tra. Sắt còn mới nguyên, sáng giới, cắt ra lại óng ánh ánh kim. Đây là loại sắt thép rất tốt chứ không phải thứ sắt đen xỉn như bây giờ."

Hầu hết, những người dân tại đây đều chung ý kiến rằng cầu Đúc còn rất tốt, không nên phá bỏ. Cầu Đúc gắn liền kỷ niệm với nhiều thế hệ, việc phá bỏ xây mới sẽ thật đáng tiếc.

Chúng tôi kết lại bài viết ở câu hỏi của kỹ sư Vũ Văn Thành:

“Tại sao lại phá khi Yên Bái không phá mà Long An cứ quyết? Phải nói sao cho họ nghe? Việc tiết kiệm hàng chục tỉ thay vì vay vốn ODA xây cầu mới để con cháu trả nợ là điều nên làm ư?”

Theo Trí Thức Trẻ



Vụ án chuyến bay giải cứu: Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên đã nộp lại bao nhiêu tiền?
Bị can Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên là một trong 17 bị can bị truy tố trong giai đoạn 2 của vụ án "chuyến bay giải cứu". Theo cáo trạng, bị can này nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng và đã nộp khắc phục số tiền 700 triệu đồng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.