- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sau khi phát hiện con bị ngã, chị Lý Thị Hiểu (sinh năm 1980) vội vàng nhờ người gọi điện cho bà ngoại về gấp để đưa đi viện.
“Tôi đang đi làm thì thấy có điện thoại báo là cháu ngoại bị ngã xuống nước. Lúc đầu tôi tưởng mẹ cháu cho đi qua suối bị trượt chân ngã, nên vội vàng trở về.
Về đến nhà tôi thấy người cháu đỏ như tôm luộc, khi đó tôi mới biết là cháu bị bỏng nước sôi”, bà Bế Thị Nhị (bà ngoại bé Nhâm) cho hay.
Sau nhiều ngày nằm tại phòng hồi sức, đến nay cháu Nhâm đã đỡ hơn.
Con sốc bỏng vì mẹ dùng kem đánh răng làm mát
Được biết, trước khi đưa đi cấp cứu, do con kêu khóc thảm thiết nên bố mẹ cháu Nhâm có sử dụng kem đánh răng hàng ngày để bôi lên những vết bỏng cho con nhằm giúp làm mát vết thương. Chính điều này khiến cho cháu Nhâm sau đó bị sốc bỏng, bệnh tình càng nặng thêm.
Chị Lý Thị Hiểu (mẹ cháu Nhâm) cho biết: “Khi đó tôi không biết phải làm gì, thấy con khóc quá nên càng sốt ruột. Trong đầu tôi chợt nghĩ, có người từng mách dùng kem đánh răng bôi sẽ hết bị bỏng, vậy là tôi lấy cả tuýp kem đánh răng bôi cho con”.
Cháu Nhâm sẽ phải đều trị lâu dài và tốn kém.
Về tình trạng của bệnh nhi Triệu Thùy Nhâm, một bác sĩ khoa Bỏng trẻ em cho biết, cháu Nhâm vào viện với diện tích bỏng 30% cơ thể. Bé bị sốc bỏng, do trước đó gia đình thiếu hiểu biết đã dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng.
“Hiện vết bỏng của cháu Nhâm chủ yếu ở phần đầu, cổ và mông… Đây đều là những bộ phận phải cọ xát nhiều, khi chuyển điến bị các vết bỏng bị trầy xước nên cháu rất đau đớn.
Dự kiến cháu Nhâm sẽ phải điều trị lâu dài với nhiều ca phẫu thuật ghép lại da những vùng bị tổn thương do bỏng”, vị bác sĩ này cho biết.
Do điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ đều bị mù nên từ khi cháu Nhâm bị tai nạn, mọi việc chăm sóc đều do ông bà ngoại cáng đáng.
“Từ ngày cháu bị bỏng xuống Hà Nội, rất may là nhờ sự giúp đỡ của mọi người với số tiền hơn 100 triệu đồng nên gia đình vẫn cầm cự chữa bệnh cho cháu được. Nhưng các bác sĩ nói cháu phải điều trị lâu dài và sẽ rất tốn kém”, chị Phởi chia sẻ.
Chữa bỏng theo truyền tai nguy hiểm khôn lường PGS.TS Nguyễn Văn Huệ - nguyên Viện phó Viện Bỏng Quốc gia cho biết trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân bị bỏng, bản thân ông gặp nhiều trường hợp sử dụng các phương pháp dân gian, hoặc những phương pháp lan truyền trên mạng xã hội để chữa bỏng, hậu quả đều khiến người bị bỏng nặng thêm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp thường hay được sử dụng nhất đó là dùng mỡ trăn bôi lên vết bỏng, đổ nước mắm lên vết bỏng, bôi kem đánh răng hoặc lấy lòng trắng trứng…để điều trị bỏng. Theo PGS Huệ, tất cả những cách làm trên không chỉ không thể điều trị được bỏng, mà còn khiến vết thương do bỏng gây nên dễ bị nhiểm khuẩn. “Khi bị bỏng, tuyệt đối không dùng kem đánh răng hay vôi bột hoặc nước vôi trong xoa lên vết thương. Ngoài việc bỏng nhiệt, bệnh nhân còn thêm bỏng kiềm, gây nguy hiểm”, PGS Huệ nói. Đối với những trường hợp bị bỏng do nước sôi, lửa, hóa chất, nguyên tắc đầu tiên cần ngay lập tức nhúng vùng bỏng vào nước mát (sạch), ngâm trong vòng 30 phút. Đây là cách sơ cứu hiệu quả nhất. Trong trường hợp trẻ sơ sinh, người già bị bỏng vào mùa đông, cần giữ ấm vùng không bị bỏng; hoặc dùng khăn ẩm đắp lên vết thương trong vòng 30 phút. - Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng; không bôi thoa các chất, hóa chất, thuốc… vào vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. - Không lấy dị vật còn dính lại trên vết bỏng, thậm chí không được cởi bỏ quần áo dễ lột hết da của bệnh nhân. Sau đó đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế. |