Dịch vụ y tế ngày càng đắt

Chi tiêu cho y tế từ tiền túi hộ gia đình ước tính chiếm 52,4% tổng chi toàn xã hội trong năm 2008. Chi từ Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chỉ chiếm 17,6% dù năm đó, có 44% dân số tham gia BHYT. Ốm đau tiếp tục đẩy nhiều người bệnh lâm vào cảnh nghèo đói.

Mỗi năm, VN cókhoảng 774.000 hộ dân rơi vào cảnh nghèo đói vì phải chi phí quá lớn chokhám, chữa bệnh do phải chi trả trực tiếp toàn bộ hay một phần chi phí khám,chữa bệnh.

Những bất cập trong lĩnh vực kinh tế y tế đãđược các chuyên gia mổ xẻ tại Hội nghị Khoa học kinh tế y tế lần thứ nhất doBộ Y tế tổ chức sáng qua, 7-12, tại Hà Nội.

1,2 triệu hộ phải chịu mức chi “thảmhọa”

TS Nguyễn Huy Liệu, Chủtịch Hội Khoa học kinh tế y tế VN, cho biết mạng lưới y tế của VN đã baophủ rộng khắp cả nước. Tỉ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi đã giảm hơn mộtnửa từ 36,7 trẻ trong năm 1999 xuống còn 16/1.000 trẻ sinh sống năm2009.

Tuổi thọ của người VNvượt qua cả Nga và Thái Lan, những nước có thu nhập bình quân đầu ngườicao hơn VN... Với kết quả trên nhưng VN vẫn là nước có GDP bình quân đầungười thấp, thiếu nguồn lực của Nhà nước và hộ gia đình để chi vào dịchvụ xã hội, trong đó có chi cho y tế. 

Dịch vụ y tế ngày càng đắt
Bệnh nhân phải nằm ghép chung giường vẫn còn xảy ra phổ biến ở các bệnh viện tuyến Trung ương

Chi tiêu cho y tế từ tiềntúi hộ gia đình ước tính chiếm 52,4% tổng chi toàn xã hội trong năm2008. Chi từ Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) chỉ chiếm 17,6% dù năm đó, có 44%dân số tham gia BHYT. Ốm đau tiếp tục đẩy nhiều người bệnh lâm vào cảnhnghèo đói.

Tại hội nghị, nhiều ýkiến cũng cho rằng người nghèo ngày càng phải chi nhiều hơn trong “tiềntúi” của mình cho các dịch vụ y tế. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phương,đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại VN, tỉ lệ hộ gia đình tại VN phải chicho y tế tới mức “thảm họa” (vượt quá 40% thu nhập của hộ gia đình dànhcho các khoản chi tiêu khác) chiếm khoảng 6% số hộ, tương đương gần 1,2triệu hộ.

Tỉ lệ này là khá cao nếuso sánh với quốc tế. Cùng đó, mỗi năm, VN có khoảng 774.000 hộ dân rơivào cảnh nghèo đói vì phải chi phí quá lớn cho khám, chữa bệnh do phảichi trả trực tiếp toàn bộ hay một phần chi phí khám, chữa bệnh.

Nhóm chịu tác động lớnnhất là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có người mắc bệnh mãn tính và hộ cóngười già. Trong khi đó, ảnh hưởng của BHYT đối với việc bảo vệ ngườidân khỏi chi phí y tế “thảm họa” và nghèo đói còn hạn chế.

TS Lý Ngọc Kính, nguyênvụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế), cũng dẫn chứng một nghiên cứu cho biếtcó gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám, chữa bệnh, số hộgia đình nghèo phải vay mượn tiền để chi trả cho điều trị nội trú chiếmtới 67%.

Đầu tư cho y tế là đầu tư cho pháttriển

Mặc dù tổng chi phí cho ytế của cả nước thấp (chiếm 6,4% GDP), chi phí cho y tế bình quân đầungười là 1,1 triệu đồng (khoảng 60 USD)/người/năm nhưng người bệnh luônphải chịu giá dịch vụ cao, giá thuốc cao ngang với những nước pháttriển.

TS Nguyễn Văn Tiên, PhóChủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng nguồn chi chochi phí y tế ở VN còn quá thấp, chỉ bằng 1/10 các nước phát triển.

Nhưng thực tế, người bệnhđã phải chịu giá dịch vụ và giá thuốc đắt ngang bằng, thậm chí cao hơncác nước phát triển, nhất là biệt dược. Chi phí cho thuốc luôn chiếm tỉtrọng cao trong tổng chi y tế.

Trong khi đó, ông Kínhlại chỉ ra một nghịch lý nữa là người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏecao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế khi mắc bệnh lạithấp hơn các nhóm đối tượng khác.

Người nghèo chỉ đi khámbệnh khoảng 2,9 lượt/năm, ít hơn nhiều so với người có điều kiện kinh tếkhá và giàu là 4,7 lượt/năm. Kể cả những người nghèo có BHYT hoặc đượcmiễn, giảm viện phí thì gánh nặng chi phí đối với họ vẫn là rất lớn,tương đương với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương thực, thực phẩm.Cùng đó là tình trạng thiếu công bằng trong hưởng lợi từ hệ thống y tếcủa các nhóm dân cư ngày càng tăng.

Những người giàu có đượcquyền lựa chọn những dịch vụ y tế tốt nhất, trong khi người nghèo khôngđược tiếp cận hoặc chỉ dám tiếp cận, sử dụng những dịch vụ y tế thấpnhất.

Với hàng loạt bất cậptrong chi tiêu y tế hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu chorằng đã đến lúc phải xác định việc đầu tư cho y tế là đầu tư cho pháttriển, khi đó, y tế mới được đầu tư phát triển mạnh, hướng đến côngbằng, phát triển.


TheoNgọc Dung
Người lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.