Hà Nội ngộp thở vì khói rơm rạ

Khói rơm rạ cùng khí hậu nóngbức mấy ngày qua khiến người dân Hà Nội sống trong cảnh ngột ngạt, khó thở,đặc biệt vào chiều tối. Hiện tượng ô nhiễm “mùa vụ” này diễn ra nhiều nămnhưng vẫn chưa có lời giải.

Khói rơm rạ cùng khí hậu nóngbức mấy ngày qua khiến người dân Hà Nội sống trong cảnh ngột ngạt, khó thở,đặc biệt vào chiều tối. Hiện tượng ô nhiễm “mùa vụ” này diễn ra nhiều nămnhưng vẫn chưa có lời giải.

Nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa,tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, một lượng rơm rạ khổng lồ được nôngdân đem đốt. Các huyện ngoại thành như Thạch Thất, Hoài Đức, Vân Đình…là điểm nóng về đốt rơm rạ trên đường phố mặc dù chính quyền thành phốđã có lệnh cấm.
 
Hà Nội ngộp thở vì khói rơm rạ

Người nông dân thường tập kết và đốt rơm ngay trên quốc lộ

Việc đốt rơm đãgây ra những hậu quả khôn lường. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra dokhói rơm làm khuất tầm nhìn. Cách đây 3 ngày, chị Nguyễn Thị Nga (ThưởngTín, Hà Nội) đã bị bỏng nặng do lao cả xe vào đống rơm đang cháy.

Theo GS. TS PhạmNgọc Đăng (Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nguyên Tổngthư kí Hội đồng Học hàm Nhà nước), khói bụi từ ô tô, xe máy hay rơm rạ… đềuchứa các chất độc như CO, CO2, SO, SO2...

Khói rơm rạ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó gây hại cho hệ hô hấp, gây ra bệnh viêm xoang, viêm phổi... Mặc dù vậy, đến nay, chưa có cơ quan khoa học nào đầu tư đo đạc, nghiên cứu số liệu cụ thể vì cho rằng khói rơm rạ không nguy hại với môi trường như khí ống xả ô tô, xe máy, hay khói bụi đường phố.

"Tuy nhiên khôngnên xử phạt để ngăn chặn đốt rơm rạ, mà phải tìm cách biến nó thành nguồntài nguyên khác." - GS Đăng nói.

Còn GS.TS NguyễnĐình Hòe (Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho rằng, khirơm rạ không cháy hết, sẽ tạo nhiều oxit cacbon (CO) chứ không phải cacbonic(CO2). Khi hít phải, loại khí này sẽ làm ngăn cản sự vận chuyểnoxi trong máu. Người nông dân đốt rơm rạ nhiều, sẽ hít phải loại khói này vàcó sắc mặt xanh. Oxit cacbon đặc biệt độc với phụ nữ mang thai.

"Người trực tiếpđốt không chịu nhiều ảnh hưởng bằng người ở xa phía cuối gió." - TS. Hòetiết lộ.

Theo ông Hòe,nếu chỉ cảnh báo tác hại nói trên để ngăn chặn đốt rơm rạ là không hiệu quả.Bởi với nông dân, việc đó vẫn có lợi nhất định cho họ. Đốt là cách rẻ nhấtđể xử lý rơm rạ, ngăn chặn sâu bệnh phát triển vào mùa sau.

Vị tiến sỹ nàychia sẻ: "Cần chỉ ra cho người nông dân thấy rằng, rơm rạ có thể tạo ratiền!"

Hà Nội ngộp thở vì khói rơm rạ

Chỉ cần hít thở phải 0,1% CO trong không khí sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu

Ông Hòe chobiết chỉ ở một vài vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, người ta mua rơm rạvới giá cao để đan giỏ, làm đồ thủ công hay trồng nấm. Còn hầu hết vẫnđể lãng phí. Từ đó, nhà khoa học này cho rằng, kinh nghiệm của nông dântrong miền Nam cần được phổ biến và nhân rộng ra Bắc để đem lại hiệu quảkinh tế cao hơn.

TS Hòe nhấnmạnh, cần phân biệt rõ khói rơm rạ với hiện tượng mù quang hóa. Khói rơm rạchỉ có thể bay xa khi có gió, kèm theo đó là các hạt cacbon vụn. Khi có khóivà mưa, có thể đo nồng độ PH. Nếu độ PH <5,5 là khói mù quang hóa. Độ PH trong khói rơm rạ lớn hơn số này.< span>

"Một nhận biếtnữa, nếu lá non bị cháy sém, đó là do khói mù quang hóa. Khói rơm rạ khônggây ra hiện tượng như thế." - TS Hòe nói.

Theo Tiến sỹ sinh học Lê Văn Tri (chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về công nghệ phân hủy rơm rạ), loại phế phẩm từ cây lúa này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm thức ăn trâu bò, trồng nấm, sản xuất cồn sinh học (Ethanol)... Ngoài ra, rơm rạ còn có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, cải tạo độ tơi xốp của đất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng…

TS. Tri cho biết, ông đã từng nghiên cứu ra một loại “chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp” nhằm phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ với giá thành rất rẻ. Nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương... đã sử dụng loại chế phẩm này, nhưng nông dân tại chính Hà Nội thì lại chưa biết đến.

Theo GDVN



Công an phá đường dây bán cỏ Mỹ tẩm cần sa qua mạng xã hội
Công an huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện một đường dây mua bán trái phép chất ma túy với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, khi có đối tượng có nhu cầu mua ma túy để sử dụng thì đối tượng chủ yếu dùng mạng xã hội để liên lạc và giao ma túy gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.