- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hầm đường bộ “cửa đóng then cài”
Rất nhiều hầm dành cho người đi bộ qua đường được đầu tư xây dựng để giải quyết tình trạng giao thông đông đúc, lộn xộn tại Hà Nội, nhưng xây xong thì “cửa đóng then cài”, gây lãng phí nghiêm trọng...
Rất nhiều hầm dành chongười đi bộ qua đường được đầu tư xây dựng để giải quyết tình trạng giaothông đông đúc, lộn xộn tại Hà Nội, nhưng xây xong thì “cửa đóng then cài”,gây lãng phí nghiêm trọng...
Năm 2001, dự án đường vànhđai 3 ở Hà Nội khởi động, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý (BQL) dự án ThăngLong. Giai đoạn 1 của dự án gồm các trục đường từ nút giao Mai Dịch đến LinhĐàm, trong đó những hầm dành cho người đi bộ lần đầu tiên xuất hiện ở HàNội.
Mỗi căn hầm như thế phải đầutư khoảng 2,5 - 3 tỉ đồng. Ban đầu chỉ có 6 hầm từ đường Phạm Hùng đến đườngTrần Duy Hưng. Hầm rộng, có bậc thang lên xuống và hệ thống chiếu sáng đảmbảo. Lúc mới đưa vào sử dụng, cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu thi công đều tự tinsẽ có rất nhiều người chọn đi bộ qua hầm. Thế nhưng, sau 3 năm kể từ khihoàn tất, những hầm này vẫn bị bỏ hoang. Đến khi đưa vào sử dụng chính thứccũng chẳng có mấy người dân sử dụng. Thậm chí, vì quá... ế, nhiều hầm trêntuyến đường Phạm Hùng suốt ngày then cài cửa đóng.
Vào tháng 10.2009, căn hầm đường bộ trên đường Phạm Hùng này còn là nơi ở của một cặp vợ chồng. Trong “nhà” có đủ tiện nghi: từ giường, quạt điện, tivi, bếp gas, nồi cơm điện... - Ảnh: Trần Đan |
Theo khảo sát của PV trongbuổi chiều 23.7, tại hầm trước cửa Bến xe Mỹ Đình và hầm đối diện siêu thịBig C Thăng Long (222 Trần Duy Hưng) thì lác đác có người đi. Còn lại, hệthống hầm dẫn từ đầu đường Phạm Hùng, đoạn gần cầu vượt sang làn đường đốidiện phía chợ Dịch Vọng Hậu bị khóa cửa. Hầm trước cửa Viettel Technologygần Trung tâm Hội nghị quốc gia trên đường Phạm Hùng cũng trong tình trạngđóng cửa.
Nơi ở của người vô gia cư
Chị Hạnh, nhân viên Công tyCP công trình giao thông 2 Hà Nội, đang trực hầm đối diện siêu thị Big C chobiết: “Ngồi trực tại đây, đến mắc bệnh tự kỷ mất thôi. Có khi tôi ngồi hơn 1tiếng đồng hồ mà chẳng thấy ai đi qua cả. Thế nên, có bao nhiêu người hay điqua hầm, tôi đều nhẵn mặt, thậm chí nắm được chính xác cả thời gian”.
Qua ngã tư Phạm Hùng - KhuấtDuy Tiến - Trần Duy Hưng - cao tốc Láng - Hòa Lạc cũng có 2 hầm. Thế nhưngcả hai đều bị ai đó dùng rào tre quây kín. Theo lời kể của chị Hạnh, cáchđây không lâu một trong số những hầm trên đường Phạm Hùng còn trở thành nhàở của một cặp vợ chồng. “Phòng ngủ có đầy đủ tiện nghi: giường, tủ, tivi,quạt điện và khu bếp riêng biệt. Nhưng vì “lên báo” nhiều quá, nên họ bịđuổi đi. Giờ thì 4 cái cửa hầm (2 cái phía đường Phạm Hùng, 2 cái phía gầnchợ Dịch Vọng Hậu - PV) đều bị khóa. Dù thế, thỉnh thoảng vẫn có kẻ đột nhậpvào hầm, để phóng uế và... tiêm chích, hút hít”, chị Hạnh kể.
Thậm chí, một trong những hầmđường bộ hiện đại nhất Hà Nội bây giờ, có vốn đầu tư lên đến gần 1.500 tỉ đồnglà hầm đường bộ Ngã Tư Sở lại trở thành điểm vui chơi, tập xe đạp... của ngườidân thủ đô. Hầm “ế” khách, phần vì có quá nhiều cửa lên xuống (12 cửa), và bảngchỉ dẫn lại không rõ ràng. “Em đi chợ Ngã Tư Sở chơi, lúc về đi hầm đường bộ đểlên đường Trường Chinh. Nhưng em nhìn thấy 2 biển: 1 đề Trường Chinh - Tây Sơn,1 đề Trường Chinh - Nguyễn Trãi - Láng, loằng ngoằng khó hiểu quá, hỏi bác bảovệ trực hầm mà vẫn bị sai cửa lên. Cuối cùng em chẳng biết đi như thế nào, đànhquay lên, đi qua đường”, Nguyễn Thị Lan (SV ĐH Thủy lợi trọ tại Trường Chinh)kể.
Đóng cửa để... chống hư hỏng!
Câu hỏi đặt ra là tại sao hầmđường bộ và những cây cầu vượt văn minh, hiện đại như thế lại bị bỏ hoang, hoặcnếu có sử dụng thì hiệu quả không cao, gây lãng phí tiền của, công sức xây dựng?Trong khi mỗi ngày, ở Hà Nội có không ít những vụ tai nạn giao thông mà thủ phạm(và cũng có thể là nạn nhân) chính là người đi bộ sang đường.
“Vấn đề đặt ra không phải xâydựng những gì mà là sau khi xây dựng xong sẽ quản lý như thế nào. Tôi đã từngsang Nam Ninh (Trung Quốc), thấy hầm đi bộ và cầu vượt của người ta hoạt độngrất hiệu quả...”, anh Nguyễn Văn Dũng (ngõ 166 Trần Duy Hưng, Q.Cầu Giấy) đứngđợi xe tại Bến xe Mỹ Đình bày tỏ. Theo quan điểm của anh Dũng, cần phải đầu tưmột cách đồng bộ các công trình, cái nọ hỗ trợ cái kia mới mong sử dụng hiệuquả, tránh lãng phí.
Trả lời PV, ông Trần Quốc Việt,Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông - Bộ GTVT,cho rằng nhiều hầm đường bộ tại khu vực TP Hà Nội được đầu tư xây dựng ở nhiềuthời điểm khác nhau. Đến nay nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sửdụng vì thủ tục hoặc các hạ tầng kèm theo chưa xong. Ông Việt cho rằng: “Cả hệthống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệuquả”.
Một cán bộ có trách nhiệm thuộcBQL Thăng Long, chủ đầu tư của hệ thống hầm đường bộ trên đường vành đai 3 - HàNội, cũng xác nhận nhiều hầm trên tuyến dù đã hoàn thiện nhưng chưa bàn giao bởinhiều lý do khác nhau. Cụ thể, 6 hầm trên đường Phạm Hùng, đoạn từ Trung Hòa đếnMai Dịch, đã hoàn thành từ rất lâu nhưng chỉ có 4 hầm được bàn giao, 2 hầm cònlại đang phát sinh một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Tương tự, các hầmtrên tuyến vành đai 3 từ Thanh Xuân - Linh Đàm đang trong giai đoạn hoàn thiệnvề hồ sơ thủ tục. Do chưa được bàn giao nên nhiều hầm đang phải “cửa đóng thencài” để chống mất mát hoặc hư hỏng tài sản trong hầm, dù tại các hầm này đều cólực lượng bảo vệ thường xuyên túc trực...
Theo Thanh Niên
-
Thời sự10 giờ trướcCa sĩ Chi Dân, người mẫu - diễn viên ngoại quốc An Tây, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương cùng bị bắt vì tham gia tiệc ma túy và đã bị khởi tố, tạm giam.
-
Thời sự1 ngày trướcNgười thân khi đi ra khu nhà bếp thì phát hiện ông H. tử vong trong tư thế treo cổ, nên đã trình báo lên chính quyền địa phương.
-
Thời sự1 ngày trướcTàu khách SE7 chạy qua Hà Tĩnh bất ngờ bị trật bánh khỏi đường ray. Hàng chục người đang tập trung khắc phục sự cố để sớm thông tuyến.
-
Thời sự1 ngày trướcKhu đất 152 Trần Phú (Quận 5) trước đây của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã bị TP.HCM thu hồi, song Trương Mỹ Lan vẫn xin dùng để khắc phục hậu quả.
-
Thời sự4 ngày trước3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội
-
Thời sự4 ngày trướcCa sĩ Chi Dân cùng một số người bị giữ vì nghi vấn liên quan đến sử dụng ma túy.
-
Thời sự4 ngày trướcTrận động đất mạnh 3.3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận, thậm chí người dân ở khu vực Ba Vì (Hà Nội) cũng cảm nhận rõ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhớ lại cuộc điện thoại cuối cùng của mẹ trước cả hai bậc sinh thành gặp nạn tử vong trong lúc trèo thuyền đi làm rẫy, em Nguyễn Lê Minh Nhựt không kìm nén được nỗi đau, nước mắt cứ thế tuôn rơi.
-
Thời sự4 ngày trướcBão số 7 Yinxing vẫn giật cấp 17 trong đêm qua đến sáng nay và có xu hướng di chuyển chậm lại. Dự báo bão dần đổi hướng đi về vùng biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi và suy yếu nhanh.
-
Thời sự5 ngày trướcÔng Trần Phú Vinh, trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "môi giới hối lộ".
-
Thời sự5 ngày trướcKhông chỉ bị xử phạt hành chính, hành vi bạo lực trẻ em nếu gây hậu quả nghiệm trọng còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
-
Thời sự6 ngày trướcBị cấp sơ thẩm buộc phải trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại số tiền này. Tuy nhiên, khi phiên tòa đang diễn ra, công ty này đã rút kháng cáo.
-
Thời sự6 ngày trướcBộ Quốc phòng đã huy động hơn 270 nghìn người, 5 nghìn phương tiện và cả máy bay trực thăng để sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 7 (bão Yinxing).
-
Thời sự6 ngày trướcBão số 7 Yinxing vẫn đang ở mức cường độ cực đại cấp 14 giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông. Những ngày tới, bão 3 lần đổi hướng di chuyển, cường độ suy yếu dần, nhưng dự báo hướng về phía khu vực Trung Trung Bộ.