Hành trình tìm lại giọng nói của nữ sinh 17 tuổi bị câm 6 tháng sau khi bạn đánh hội đồng

Sau khi bị bạn đánh, do bị ức chế tâm lý, nữ sinh 17 tuổi đã bị câm hoàn toàn, suốt 6 tháng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Sau khi bị bạn đánh, do bị ức chế tâm lý, nữ sinh 17 tuổi đã bị câm hoàn toàn, suốt 6 tháng điều trị nhiều nơi không khỏi.

Tại khoa Nhi – Bệnh viện Châm cứu Trung ương, khi có dịp trao đổi với Ths. BS Dương Văn Tâm – Trưởng đơn vị điều trị Liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em, chúng tôi mới thấy được những khó khăn mà hằng ngày các bác sĩ phải trải qua, đặc biệt là những ca bệnh khó, bệnh hiếm đã được các bác sĩ điều trị thành công.

Có những trường hợp gia đình đã đưa con về vì chán nản không tìm ra nguyên nhân và không chữa khỏi, nhưng khi đến với các bác sĩ châm cứu, chỉ trong vài ngày bệnh đã khỏi hoàn toàn.

hanh trinh tim lai giong noi cua nu sinh 17 tuoi bi cam 6 thang sau khi ban danh hoi dong - 1

Rất nhiều bệnh nhi mắc bệnh nặng đã được chữa khỏi tại BV Châm cứu Trung ương.

Ca bệnh mà BS Tâm nhớ nhất đó là cô nữ sinh 17 tuổi, ở Phú Thọ, đến chữa bệnh cách đây 1 năm, do bị “cấm khẩu” (bị câm) hoàn toàn vì ức chế tâm lý. Đó là bệnh nhân Q.T.P.H (học sinh lớp 11, ở Tử Đà – Phù Ninh – Phú Thọ).

BS Tâm cho biết, đây là trường hợp bệnh hiếm gặp, được chẩn đoán bạo ngôn, do can khí uất kết (quá ức chế tâm lý gây nên). Theo BS Tâm, trước khi được đưa đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị, bệnh nhân này bị câm hoàn toàn trong vòng 6 tháng, nguyên nhân là do ức chế tâm lý vì bị bạn học đánh hội đồng. Sau đó, bệnh nhân  được đưa đi điều trị ở nhiều cơ sở tây y như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tai – Mũi  - Họng Trung ương, Viện tâm thần Trung ương…

“Do mâu thuẫn trên facebook, bệnh nhân bị 4 bạn học đánh hội đồng, sau đó có bị gia đình rầy la và đưa đến trường để làm rõ. Tại đây do bị ức chế tâm lý, cháu mất tiếng hoàn toàn, mọi giao tiếp đều qua cử chỉ hoặc ghi ra giấy”, BS Tâm nhớ lại.

Theo bác sĩ Tâm: “Hôm đó, tình cờ tôi có xem chương trình trên tivi nói về tình trạng bạo lực học được và thấy trường hợp của cháu H. Ngay sau đó, tôi nghĩ trường hợp này có thể chữa khỏi được và tôi đã liên hệ để gia đình đưa cháu xuống bệnh viện điều trị”.

hanh trinh tim lai giong noi cua nu sinh 17 tuoi bi cam 6 thang sau khi ban danh hoi dong - 2

BS Dương Văn Tâm đang điều trị cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Khi tiếp nhận, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, ngại giao tiếp, thu mình, chỉ thích nằm, lười vận động dù đã tự sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, bệnh nhân không nói, câm hoàn toàn, không ú ớ được, gọi hỏi chỉ gật hoặc lắc đầu, giao tiếp bằng bút viết ra giấy. Sau khi thăm khám bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị mất tiếng sau sang chấn tâm lý.

Kể về quá trình điều trị cho bệnh nhân này, BS Tâm cho biết, bệnh nhân được điện châm ngày 1 lần, cùng với đó là thủy châm và kết hợp xoa bóp bấm huyệt… “Sau 5 ngày điều trị, cháu nói được câu đơn, ngọng; Sau 7 ngày điều trị, cháu nói chậm. Sau 8 ngày điều trị, cháu nói lưu loát rõ ràng. Cháu kể những ngày không nói được cảm giác rất khó chịu ở ngực, cổ (Can khí uất)”, BS Tâm cho hay.

Đánh giá về ca bệnh này, BS Tâm cho rằng, do bệnh lý đã lâu ngày (6 tháng) công năng các tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cho nên bên cạnh việc châm tá cho thông kinh hoạt lạc, cũng cần lưu ý châm bổ, cứu ngải để bồi bổ và làm ấm các các tạng phủ bị hư tổn.

“Xác định đây là ca bệnh lý khó khăn, chúng tôi thấy cần phải kết hợp nhiều kỹ thuận như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, cứu ngải, kết hợp với chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ trị liệu.

Trẻ thường sợ hãi, thu mình, ngại giao tiếp, chỉ thích nằm giường, chúng tôi hướng dẫn gia đình cho cháu vui chơi với mọi người xung quanh. Khi cháu bắt đầu phát âm thì luyện nói, đánh vần, đọc to. Châm cứu thêm các huyệt Giáp xa, Hạ quan, để các cơ hầu, họng, vùng mặt có phản xạ trở lại với quá trình tạo tiếng nói của con người”, BS Tâm nói.

Theo Lê Phương (Khám phá)

tin tức trong ngày

đánh hội đồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.