Khi có đoàn kiểm tra, học sinh phải ra công viên ngồi

Gần đây, ban giám hiệu trường quyết định mua một bộ “lớp học tương tác” trị giá gần 100 triệu đồng, với mức thu của năm học 20082009 là lớp 1: 150.000 đồng, lớp 2: 120.000 đồng, lớp 3: 90.000 đồng, lớp 4: 60.000 đồng, lớp 5: 30.000 đồng.

Tình trạng nàyxảy ra tại Trường Tiểu học Bình Minh - một trường công lập thuộc Sở GD-ĐT HàNội. Khi có kiểm tra, số học sinh này phải ra công viên ngồi chơi, hết kiểmtra mới vào học lại.

Từ nhiều năm nay, sĩ số mỗi lớp tại Trường Tiểuhọc Bình Minh (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) đều gần 60 học sinh. Tuy vậy, trườngchỉ báo cáo với Sở GD-ĐT Hà Nội sĩ số chỉ 45 học sinh/lớp.

Học hành lang 10tiết/tuần là thường

Số học sinh thừa ra nàyđược gọi là học sinh dự thính. Tổng số dự thính hằng năm tại trường nàylên đến trên 100 học sinh. Mỗi khi có lãnh đạo sở đến kiểm tra, các họcsinh diện dự thính được đưa ra công viên ngồi chơi hóng mát, hết kiểmtra thì vào học bình thường.

Việc dạy và học củatrường này cũng rất lạ. Học sinh trong cùng một lớp nhưng một số thì họctiếng Anh, số còn lại thì học tiếng Pháp nên đến giờ tiếng Anh, nhữnghọc sinh học tiếng Pháp phải ra ngoài hành lang ngồi học và ngược lại.Một tuần có đến 10 tiết tiếng Pháp nên việc một số học sinh học tiếngAnh phải ra hành lang ngồi học 10 tiết/tuần là điều bình thường.

Khi có đoàn kiểm tra, học sinh phải ra công viên ngồi
Trường Tiểu học Bình Minh (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội). Ảnh: LAN ANH

Gần đây, ban giám hiệutrường quyết định mua một bộ “lớp học tương tác” trị giá gần 100 triệuđồng, với mức thu của năm học 2008-2009 là lớp 1: 150.000 đồng, lớp 2:120.000 đồng, lớp 3: 90.000 đồng, lớp 4: 60.000 đồng, lớp 5: 30.000đồng.

 Tuy nộp tiền nhưng họcsinh không được học vì không có phòng riêng. Cuối năm học 2008-2009, nhàtrường chỉ tổ chức cho học sinh lên phòng hội đồng xem các nhân viên bánmáy thao tác trò chơi, mỗi khối một ngày. Năm học 2009-2010, nhà trườngtiếp tục thu 150.000 đồng/học sinh lớp 1 nhưng đến nay học sinh vẫn chưađược xem lần nào.

Trả lời về sự phung phímột số tiền lớn vào thiết bị hiện đại bị “đắp chiếu” này, ông Đinh VănĐoàn, Hiệu phó Trường Tiểu học Bình Minh, cho biết do giáo viên không đủnăng lực để tiếp cận.

Ông Đoàn cũng cho biếtTrường Tiểu học Bình Minh là một trong 3 cơ sở dạy trẻ khuyết tật của HàNội nhưng để tạo môi trường hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trường đượcphép tuyển cả học sinh bình thường (?).

Đã giấu, phảigiấu từ đầu đến cuối

Việc tuyển thêm học sinhbình thường quá đông, ông Đoàn thừa nhận quy định mỗi lớp chỉ có 45 họcsinh nhưng vì Trường Tiểu học Bình Minh (ngay cạnh Sở GD-ĐT Hà Nội) cóuy tín nhất định nên nhu cầu phụ huynh xin cho con vào học khá đông. Đôilúc vì mối quan hệ với ngành nọ, ban kia mà ban giám hiệu cũ nhận thêm.

Ông Đoàn cũng lý giải làvì phải giấu số lượng học sinh nên khi đoàn kiểm tra đến thì phải chuyểncác cháu dự thính ra công viên. Khi đã giấu thì phải giấu từ đầu đếncuối vì đoàn kiểm tra sẽ đếm đầu học sinh, nếu thừa  sẽ phải đưa các cháu ra khỏi lớp.

Một lãnh đạo Trường Tiểuhọc Bình Minh cũng lý giải thêm rằng do trường thuộc diện công lập tựchủ một phần về tài chính nên tất cả những gì liên quan đến trẻ khuyếttật đều được Nhà nước cấp. Còn những chi phí liên quan đến học sinh tiểuhọc bình thường thì phải lấy nguồn thu từ cha mẹ học sinh.

Chính vì quan niệm nhưtrên nên lãnh đạo Trường Tiểu học Bình Minh cho rằng việc thu tiền xâydựng trường của học sinh tiểu học (không phải diện khuyết tật) là bìnhthường và trường cũng không thu tiền của các em khuyết tật. Chỉ khichúng tôi đưa ra những bằng chứng về khoản thu này, ông Đoàn mới thừanhận rằng quy định như vậy nhưng khi vận dụng thì “phải hết sức đặcthù...”.

Theo Việt Thanh
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.