Khi tiền lương không còn ý nghĩa

Những quy định lạc hậu, không bắt kịp thực tế đã và đang làm lu mờ hầu hết những ý nghĩa đích thực của tiền lương.

Những quy định lạchậu, không bắt kịp thực tế đã và đang làm lu mờ hầu hết những ý nghĩa đíchthực của tiền lương.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương,Viện trưởng Viện Khoa học LĐ-XH thừa nhận chính sách tiền lương hiện làmột trong những chính sách lạc hậu, chậm thay đổi nhất. Những quy địnhlạc hậu, không bắt kịp thực tế đã và đang làm lu mờ hầu hết những ýnghĩa đích thực của tiền lương.

Tại hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về tiền lương do Bộ LĐ-TB-XHphối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế diễn ra ngày 16.5 tại Hà Nội, cácchuyên gia đã tập trung mổ xẻ những bất nghịch lý trong chính sách tiềnlương của Việt Nam hiện nay.

Gia tăng bất bình đẳng

Nghiên cứu về xu hướng tiền lương 2006-2010 ở Việt nam cho thấy, giaiđoạn này tiền lương tăng, tuy nhiên tốc độ tăng khác biệt theo vùng kinhtế, hình thức sở hữu và ngành nghề công việc… Mặc dù Chính phủ đã nhiềulần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng so sánh với mức chi phí tốithiểu đủ sống, mức tiền lương tối thiểu quy định luôn thấp hơn (chỉ đápứng 60-70% chi phí tối thiểu đủ sống) và có xu hướng ngày càng “vênh” xaso với tiền lương đủ sống.

Khi tiền lương không còn ý nghĩa
Cần có chính sách bảo vệ nhóm lao động có lương thấp trước những biến động của giá cả.

Kết quả nghiên cứu cũngchỉ rõ sự bất bình đẳng tiền lương đang có xu hướng tăng mạnh khi mức độchênh lệch và tỷ lệ lao dộng hưởng lương thấp ngày càng gia tăng. Nhữngnăm gần đây, trong khi nhóm 10% lao động có tiền lương thấp nhất chỉ cótốc độ tăng lương bình quân hơn 11% thì nhóm 10% lao động có tiền lươngcao nhất lại có tốc độ tăng tiền lương gấp 3 lần (34,7%). Như vậy, mặcdù mức tăng tiền lương bình quân chung là 26,7% nhưng thực tế có tới 70%số người lao động trên thị trường có mức tăng tiền lương thấp hơn mứctăng chung. Khoảng cách tiền lương ngày càng gia tăng phản ánh bất bìnhđẳng về tiền lương đã tăng lên. Nguyên nhân chính là do tiền lương củanhóm lương cao thì tăng nhanh còn tiền lương của nhóm lương “đáy” thìlại tăng chậm, không đáng kể. Những ngành luôn giữ vị trí dẫn đầu vềtiền lương bao gồm tài chính và tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ,kinh doanh tài sản cà dịch vụ tư vấn… trong khi 2 ngành có mức lươngthấp nhất là hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình và nông nghiệp-lâmnghiệp.

Bất bình đẳng về tiền lương còn được thể hiện ở tỷ lệ lao động hưởnglương thấp (thấp hơn 2/3 mức lương trung bình) chiếm 18% vào năm 2006 vàđã tăng lên gần 27% vào năm 2010. Lao động hưởng lương thấp có tỷ lệ nữgiới cao hơn, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15-24 tuổi; chiếm tỷ lệcao nhất ở nhóm nghề lao động giản đơn. Ngoài ra, bất bình đẳng về tiềnlương cũng xảy ra tại những vùng kinh tế lớn; giữa khu vực kinh tế tưnhân và kinh tế nhà nước…

Từ thực tế trên, các chuyên gia khuyến cáo trong quá trình phát triểnthị trường lao động, Việt Nam cần có những chính sách bảo vệ những nhómlao động hưởng lương thấp, trước những biến động, cú shock lớn về kinhtế.

Câu kết hạ lương người lao động

Nói là trả lương theo sản phẩm để nhằm thúc đẩy năng suất của lao động,song báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã cho biết thực tế DN đang lợi dụnghình thức này để hạ lương người lao động. Cụ thể, DN chỉ cần điều chỉnhsố lượng sản phẩm định mức trong một giờ cao hơn mức bình thường haygiảm số giờ định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm, đồng nghĩa vớiviệc đơn giá tiền lương sản phẩm giảm đi, tiền lương thực tế của côngnhân cũng vì đó mà giảm.

Ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương, cho biết:“Thông thường, định mức lao động đưa ra dựa trên nhịp độ lao động bìnhthường, tuy nhiên DN FDI hiện nay lại áp dụng năng suất của một người cósức khỏe tốt, trình độ kỹ năng cao để áp định mức chung cho người laođộng”. Cũng theo ông Hào, việc DN trả lương thấp, tìm mọi cách bớt xénvà trả không đúng kỳ hạn, chình là lý do tại sao hơn 80% cuộc đình côngdiễn ra đều liên quan tới vấn đề tiền lương.

Theo ông Phạm Tuấn Anh (Ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện quản lý kinhtế TƯ), điều mấu chốt giải quyết quan hệ tiền lương là phải xây dựng cơchế quản lý thị trường lao động. “Đối với khu vực DN, hãy để thị trườngđiều chỉnh mức tiền lương. Nhà quản lý cần xây dựng cơ chế mặc cả mangtính minh bạch, công bằng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.Trong khi người lao động không đủ trình độ thỏa thuận thì các chủ DN đặcbiệt là DN FDI lại có sự câu kết với nhau nhằm hạn chế việc tăng lươnggây ra sự méo mó trong thị trường lao động Việt Nam” ông Anh nhận định.

Theo ĐVO



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.