Lắm kiểu “chạy” trường

Phải chi đến 2030 triệu đồng để “chạy” vào trường X, trường Y. Thế nhưng, khi trường công bố danh sách lại không có tên những học sinh được cha mẹ “chạy”. Hiệu trưởng khẳng định không hề nhận tiền của phụ huynh. Chuyện gì đã xảy ra?

Hôm nay, học sinh trên địa bànTP.HCM tựu trường. Và để con em mình vào được những trường mơ ước, không ít phụhuynh đã “chạy” bằng đủ mọi cách. Có người phải bỏ ra hàng chục triệu đồng chomột chỗ ngồi ở tiểu học. Thậm chí để được đúng tuyến, có hộ gia đình cho đến...10 học sinh nhập hộ khẩu!

Phải chi đến 20-30 triệu đồng để “chạy” vào trường X, trường Y. Thế nhưng, khitrường công bố danh sách lại không có tên những học sinh được cha mẹ “chạy”.Hiệu trưởng khẳng định không hề nhận tiền của phụ huynh. Chuyện gì đã xảy ra?

Trong những ngày chuẩn bị cho nămhọc mới, Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM phát hiện vụ “chạy” trường có giácả, số tiền cụ thể. Một người là giáo viên bậc THPT nhận 18 triệu đồng của phụhuynh để “lo” cho con của phụ huynh này vào Trường THCS Trần Văn Ơn. Không hềquen biết hay có mối quan hệ mật thiết nào với Trường Trần Văn Ơn, giáo viên nàynhờ bạn mình là giáo viên một trường sư phạm trên địa bàn TP. Giáo viên trườngsư phạm lại nhờ đến một người khác trong ngành giáo dục.

Lắm kiểu “chạy” trường
 

Học sinh lớp 1/4 Trường tiểu học Bàu Sen Q.5, TP.HCM những ngày đầu làm quen với môi trường tiểu học - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đến lượt vị cán bộ làm việc trongngành giáo dục lại mối lái thêm với người khác. Thế nhưng, rốt cuộc học sinhđược cha mẹ “chạy” trường không có tên trong danh sách học sinh lớp 6 TrườngTrần Văn Ơn. Sự việc vỡ lở, người ta phát hiện “đường dây” này tổng cộng có đếnnăm người đều đang làm việc trong ngành giáo dục.

Một nhà 10 học sinh vào lớp 1

“Chúng tôi mong muốn con mìnhđược học hành trong môi trường tốt nhất. Chính vì thế tôi đã nhờ bạn bè giớithiệu và xin cho con mình nhập hộ khẩu tại địa chỉ... ở P.3, Q.5 để cháu đượcvào Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5, TP.HCM”. Đó là tâm sự của một phụ huynh vớiTuổi Trẻ. Phụ huynh này cũng thông tin thêm có đến 15 học sinh đã nhập hộ khẩuvào hai địa chỉ 363 L1, 363 L2.... P.3, Q.5 với mức phí 3-5 triệu đồng/suất. Tuyvậy, trong số đó chỉ có ba học sinh được duyệt vào học lớp 1 Trường Bàu Sen, 12học sinh còn lại không được vào học.

Trao đổi với chúng tôi, ôngNguyễn Xuân Bảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5 - lấy tất cả hồ sơhọc sinh lớp 1 năm học 2010-2011 ra cho chúng tôi xem. Tại địa chỉ 363 L2...chúng tôi đếm có 10 học sinh cùng sinh năm 2004 (độ tuổi vào lớp 1 năm nay), cóhọc sinh được ghi trong sổ hộ khẩu là “cháu”, có học sinh được ghi là “bà con”.

Hơn 900.000 học sinh vào năm học mới

Hôm nay (16-8), hơn 900.000 học sinh tiểu học, THCS và THPT tại TP.HCM chính thức bước vào năm học mới 2010-2011. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, kế hoạch năm học như vậy sẽ tạo điều kiện cho học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, ngày khai giảng năm học mới vẫn sẽ giữ truyền thống: tức các trường tiểu học sẽ tổ chức lễ khai giảng vào ngày 3-9, trường THCS, THPT tổ chức khai giảng ngày 4-9. Riêng học sinh mầm non bắt đầu năm học mới từ ngày 6-9.

H.HG.

Các học sinh này mang nhiều họ khác nhau: Võ,Vũ, Nguyễn, Ngô, Dương, Đỗ... Hộ khẩu của cáchọc sinh này trước khi chuyển đến 363 L2... là:Q.8, Q.11, Tân Bình. Cũng có học sinh hộ khẩungay tại Q.5 nhưng thuộc phường khác, hoặc cóhọc sinh không ghi nơi ở trước khi chuyển đến.

Theo ông Nguyễn Xuân Bảo: “Những năm trướctại địa chỉ 363... đều có 1-2 bé trong độ tuổivào lớp 1. Gia đình này không xa lạ gì với chúngtôi vì trước đây có một người từng làm việc tạiTrường Bàu Sen. Biết là phụ huynh chạy hộ khẩunhưng ban tuyển sinh của trường vẫn duyệt chocác bé vào học. Trước mùa tuyển sinh đầu cấp nămhọc 2010-2011, tôi đã trực tiếp gặp chủ hộkhuyên không nên làm như thế, nếu chủ hộ vẫn chocác em nhập hộ khẩu vào tôi sẽ không duyệt nữa”.

Và Trường Bàu Sen đã thực hiện theo quy định củaPhòng GD-ĐT Q.5: tại địa chỉ trên có hai họcsinh nhập hộ khẩu trước tháng 12-2009 được vàolớp 1.

Hạn chế từ ngọn?

Theo ông Nguyễn Xuân Bảo, không thể ngồi đếm cóbao nhiêu học sinh thuộc diện “chạy” hộ khẩu,nhưng thống kê sơ bộ năm nay Trường Bàu Sen cókhoảng 30% học sinh trong tổng số 269 học sinhthuộc diện này. Để giải quyết, dự kiến sang nămchỉ những em nhập hộ khẩu tại P.3 từ năm 2009trở về trước mới thuộc diện vào lớp 1 Trường BàuSen.

Năm học này, tại TP.HCM đã có khá nhiều trườngthực hiện tuyển sinh lớp 1 theo thời gian nhậphộ khẩu. Như Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng,Q.1 ưu tiên nhận học sinh nhập hộ khẩu tạiphường Đa Kao năm 2004, còn chỉ tiêu mới đến cáccháu nhập hộ khẩu năm 2005, 2006... Mặc dù vậy,tình trạng “chạy” trường vẫn không thuyên giảm.Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay cácphụ huynh đã chuyển hộ khẩu trước cho con từ khibé mới 3, 4 tuổi, cộng thêm nhờ một người có vaivế xin giúp.

“Chính tình trạng gửi gắm của một số vị có chức,có quyền khiến chúng tôi rất đau đầu. Chỉ tiêutuyển thì ít, số gửi gắm lại quá nhiều, khôngbiết lấy ai, bỏ ai. Nếu là con, cháu ruột củacác vị ấy thì có thể thông cảm được. Nhiều vịviết giấy gửi mà không biết học sinh đó là ai.Tình trạng nhờ vả theo kiểu dắt dây như vụ việcxảy ra tại Trường Trần Văn Ơn khiến nhiều ngườitrung gian “thừa nước đục thả câu” - nhận tiềncủa phụ huynh chứ ban giám hiệu các trường làmsao dám nhận” - một hiệu trưởng ở Q.1 than thở.

Thậm chí để hạn chế chuyện “chạy” trường, hạnchế việc một số kẻ môi giới lợi dụng lòng tincủa phụ huynh để trục lợi, mùa tuyển sinh nămtrước một số trường trên địa bàn Q.Thủ Đức đãcông bố danh sách cụ thể những học sinh thuộcdiện gửi gắm, họ tên - chức vụ những người viếtgiấy gửi gắm.

Thế nhưng, chuyện “chạy” trường năm học này vẫnkhông thuyên giảm. Chẳng những thế, mức độ vàhình thức “chạy” trường còn ngày càng tinh vihơn. Và có lẽ, vấn nạn này sẽ khó lòng được giảiquyết khi các trường vẫn phải loay hoay giảiquyết từ ngọn, trong khi gốc rễ vấn đề là làmsao nâng cao chất lượng giáo dục một cách đồngbộ giữa các trường, các khu vực thì vẫn chưa làmđược.

Chiêu lạ

“Tự nhiên có một người không quen biết đến cho biết bà là thành viên hội đồng quản trị của một công ty chuyên sản xuất đồ dùng học tập đặt vấn đề muốn tặng mấy ngàn cuốn tập cho học sinh nghèo của trường. Tôi mừng quá, nhận luôn. Hai năm liền làm mạnh thường quân, đến năm thứ ba bà ấy nói muốn gửi vài đứa cháu vào học lớp 6 tại trường, chả lẽ mình từ chối? Nếu tính toán, số tiền dùng để mua vài ngàn cuốn tập vẫn rẻ hơn nhiều so với 20-30 triệu đồng/suất mà bà ta đã nhận của phụ huynh”.- Hiệu trưởng một trường THCS tại Q.1, TP.HCM.
 


Theo Hoàng Hương
Tuổi trẻ


 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.