Lơ là với heo bệnh

Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, ông Nguyễn Tùng, cho hay virus đang hoành hành ở phía Nam có độc lực rất mạnh và đã từng xuất hiện ở khu vực này từ năm 2007. Virus có độc lực cao này đã từng xuất hiện ở Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc VN năm 2009.

Nhiều địaphương thiếu trách nhiệm trong công tác chống dịch. Có thể thiếu giống đểphục hồi sản xuất.

Ngày 10-8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịchcúm gia cầm đã họp bàn biện pháp phòng chống dịch tai xanh ở heo đang lanrộng ở cả ba miền.

 Dịch lan rộng 16 tỉnh

Theo Cục Thú y, đến ngày10-8, cả nước còn 16 tỉnh, TP có dịch tai xanh: Nghệ An, Cao Bằng, SócTrăng, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam,Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắk và HậuGiang. Trong đó, tỉnh nặng nhất là Tiền Giang.

Lơ là với heo bệnh
Nhiều sạp bán thịt heo ở chợ Tân Long (huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) ế ẩm vì dịch bệnh. Ảnh: GIANG THANH

Ông Vũ Đình Trình, VụKinh tế ngành - Văn phòng Chính phủ, lo ngại trước diễn biến dịch quáphức tạp, kéo dài trong nhiều tháng và thiệt hại quá lớn. Đặc biệt, theoông Trình, dịch lan rộng ở nhiều tỉnh có thể dẫn đến thiếu giống phụchồi sản xuất. Đồng tình, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận địnhdịch đang có xu hướng lan rộng thêm và có thể sẽ không kém đợt dịch cáchđây 2 năm, với 200.000 con heo bị chết và tiêu hủy.

Quyền Cục trưởng Cục Thúy, ông Hoàng Văn Năm, cho biết đợt dịch thứ 2 chủ yếu ở các tỉnh phíaNam và nguyên nhân dịch lây lan nhanh là do công tác giám sát, phát hiệndịch chậm, nhiều hộ chăn nuôi bán chạy heo mắc bệnh. Đặc biệt là các địaphương thiếu chủ động trong tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòngchống dịch bệnh bùng phát và lây lan.. 

Phó Giám đốc Trung tâmChẩn đoán thú y Trung ương, ông Nguyễn Tùng, cho hay virus đang hoànhhành ở phía Nam có độc lực rất mạnh và đã từng xuất hiện ở khu vực nàytừ năm 2007. Virus có độc lực cao này đã từng xuất hiện ở Trung Quốc vàcác tỉnh phía Bắc VN năm 2009.

Nhiều địa phương ngạiviệc

Ông Tần bất bình trướcthái độ của nhiều địa phương trong công tác phòng dịch. Ông Tần cho rằngdo chính sách không nhất quán ở địa phương càng làm cho dịch thêm trầmtrọng. Như ở Long An chỉ hỗ trợ các hộ gia đình có đăng ký chăn nuôi heo,hộ nào không đăng ký thì không được hỗ trợ càng làm cho diễn biến củadịch thêm phức tạp.

Nhiều địa phương, lựclượng chức năng còn né tránh xử lý ổ dịch vì né tránh làm thủ tục, thậmchí là không đọc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng. Ông Tần nêu việc địaphương nói đã hết dự phòng ngân sách cho phòng chống dịch là rất thiếutrách nhiệm vì Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo rất cụ thể là lãnh đạođịa phương phải báo cáo cấp bổ sung dự phòng ngân sách để cấp đủ kinhphí chống dịch. 

Theo ông Trình, công tácchống dịch hiện nay như ra trận thiếu vũ khí vì vắc-xin chưa hiệu quả;các địa phương rất yếu trong kiểm soát dịch từ công tác khử trùng, tiêuhủy thiếu đồng bộ... Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho rằng cần có giải pháptổng thể, lâu dài đối với dịch bệnh tai xanh, còn như hiện nay chỉ làđối phó rất vất vả, tốn kém và nhiều địa phương còn lúng túng.

Ngày 13-8, Bộ trưởng BộNN-PTNT sẽ họp với các tỉnh phía Nam để bàn biện pháp chống dịch taixanh lan rộng. 

Khốn đốn vì dịch

Một trong những tỉnh bị dịch heo tai xanh hoành hành dữ dội ở ĐBSCL là Sóc Trăng nên hơn một tuần trước, địa phương này đã công bố dịch heo tai xanh trên phạm vi toàn tỉnh. Số hộ có heo nhiễm bệnh tai xanh tăng từ 300 hộ lên 458 hộ với 3.350 con heo bị tiêu hủy.

 
Chiều 10-8, ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang, cho biết đã có 6 xã, phường ở thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp xuất hiện bệnh heo tai xanh.
 
Để ngăn chặn dịch bệnh lan nhanh, cơ quan chức năng đang lập thủ tục trình UBND tỉnh Hậu Giang xem xét ra quyết định công bố dịch heo tai xanh ở thị xã Ngã Bảy.
 
Ông Lương Ngọc Lân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết ngày 10-8, lực lượng thú y tỉnh này xác định thêm xã Hưng Thành của huyện Vĩnh Lợi có dịch heo tai xanh, nâng tổng số địa phương có dịch heo tai xanh ở Bạc Liêu lên 6 xã.
 
Trong khi đó, dịch heo tai xanh cũng đang lan nhanh và diễn biến khá phức tạp ở 3 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An.
 
Điều đáng buồn hơn là giá heo hơi không nhiễm bệnh đã rớt xuống thấp hơn mức giá hỗ trợ heo bị tiêu hủy do nhiễm bệnh tai xanh (25.000 đồng/kg) càng làm cho người chăn nuôi khốn đốn.

 

Theo Bảo Trân
Người lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.